Dù hay “phá hoại” nhưng nghề này lại được xem là 'ngầu' nhất nhì Nhật Bản hàng trăm năm trước
Bí mật về những nữ samurai huyền thoại ở Nhật Bản / Nhật Bản: Xuất hiện vật thể bí ẩn trên bầu trời thành phố Sendai
Hàng trăm năm trước, thành Edo (tức Tokyo ngày nay) đã trở thành niềm tự hào của Nhật Bản khi được ghi danh vào danh sách những đô thị rộng lớn, sầm uất bậc nhất thế giới với dân số lên đến 1.000.000 dân vào năm 1721.
Tuy nhiên, sầm uất là thế nhưng nơi đây từng gánh chịu không biết bao nhiêu là trận hỏa hoạn, điển hình nhất trận cháy Meireki lịch sử xảy ra ngày 2/3/1657 khiến 3/4 thành Edo chìm vào biển lửa, góp phần khiến cho nền kinh tế Nhật Bản thụt lùi.
Nói về nguyên nhân “bà hỏa” ghé thăm Edo thường xuyên thì có 2 nguyên nhân chính:
- Thời tiết khắc nghiệt, mùa hè nóng bức, lại lộng gió trong khi mùa đông khô hanh, người dân thành Edo lúc bấy giờ nhà nào cũng sưởi ấm bằng than.
- Cấu trúc nhà ở hoàn toàn bằng gỗ, san sát nhau, nếu chẳng may một căn nhà bị cháy, ngọn lửa dễ dàng lan ra các căn bên cạnh tạo hiệu ứng lửa cháy… domino.
Chính từ việc dễ cháy ấy, nên hệ thống cứu hỏa tại Edo rất được chú trọng, đầu tư mở rộng và phát triển. Cũng từ đây, lính cứu hỏa (Hikeshi) vô tình trở thành một nghề oách nhất thành cổ Edo, được người dân ngưỡng mộ tôn trọng, thậm chí còn được xem là “anh hùng”. Vào năm 1850, đã có khoảng 24.000 Hikeshi ở Edo.
Khi xảy ra hỏa hoạn, Hikeshi sẽ được thông báo và nhanh chóng đến hiện trường, giải tán đám đông, chữa cháy và cứu người bị nạn.
Do dân cư đông đúc, phố phường sầm uất, để tránh việc Hikeshi bị cản trở làm việc nên họ được trang bị một loại đồng phục vô cùng độc đáo. Họ mặc một chiếc áo khoác cotton nhiều lớp có thể đảo ngược - bên ngoài mang phù hiệu của mỗi đội cứu hỏa, bên trong có in hoa văn.
Trước khi đi đến đám cháy, Hikeshi sẽ mặc một chiếc áo khoác được nhúng nước để phòng hộ, đeo thêm tenugui - một loại khăn để bảo vệ đầu. Ngoài ra, Hikeshi còn được trang bị thêm máy bơm nước thô sơ (ryudosui) và thang tre (hashigo).
Với những thiết bị thô sơ như trên mà dám xả thân bất chấp nguy hiểm xông vào đám cháy cứu người đã khiến cho những ai làm nghề lính cứu hỏa ở Edo ngày ấy trông thật sự rất “ngầu”.
Tuy nhiên, ngầu thì ngầu vậy nhưng nói vui thì họ cũng chính là những kẻ… phá hoại chính hiệu, điều này bắt nguồn từ cách chữa cháy độc đáo thời đó.
Cụ thể, do nước sinh hoạt ở thành Edo ngày ấy vẫn khá quý giá và được tiết kiệm hết mức, cộng với trang thiết bị chữa cháy thô sơ đi kèm với việc nhà cửa bằng gỗ san sát nhau dù cho có nước cũng không mấy hiệu quả đối với những đám cháy lớn nên cách tốt nhất để chữa cháy là… phá hủy.
Phá tan những căn nhà kế bên căn nhà bị cháy để tránh việc đám cháy lan ra, đồng thời tìm cách cứu người mắc kẹt - chính là cách vận hành của hệ thống lính cứu hỏa “siêu oách” tại Edo.
Ngày nay, dù hệ thống chữa cháy tại Nhật đã phát triển vô cùng hiện đại, ấy thế hình ảnh các Hikeshi xông pha chữa cháy đã in sâu vào văn hóa xứ sở hoa anh đào.
Ở các lễ hội hàng năm được tổ chức trên khắp Nhật Bản, chúng ta không khó để nhận ra hình ảnh các Hikeshi được tái hiện qua các màn nhào lộn leo thang (hashigonori) và hát những bài hát chữa cháy truyền thống (kiyari).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?