Khám phá

Dù nấu cơm cho Hoàng đế mỗi ngày, người trong Ngự thiện phòng khó mà đầu độc nhà vua vì 4 lý do

Vào thời nhà Thanh, việc đầu độc Hoàng đế qua đồ ăn hay thức uống là chuyện không tưởng vì quá trình kiểm tra nghiêm ngặt dưới đây.

Sự tuyệt chủng voi ma mút đang cảnh báo nhân loại / Nàng sủng phi có số phận thăng trầm lạ thường: Đang được sủng ái lại bị Hoàng đế gả cho tướng quân, rồi lại bị ép quay trở về cung

Vào thời cổ đại, an nguy của Hoàng đế thường bị cuốn vào những vòng xoáy tranh đoạt quyền lực. Cũng bởi vậy mà Thiên tử thường xuyên trở thành mục tiêu mưu hại của nhiều thế lực.

Dưới tình huống thông thường, bên cạnh nhà vua thường có chế độ canh phòng hết sức nghiêm ngặt, vì vậy có đôi khi muốn hành thích họ còn khó hơn lên trời.

Thế nhưng trên thực tế, trong cung vẫn còn một điểm sơ hở có thể trở thành mối uy hiếp lớn nhất với tính mạng của Thiên tử.

Bởi lẽ, dù có ở ngôi cửu ngũ chí tôn thì nhà vua vẫn phải giống như những thường dân bách tính khác, ngày ngày ăn cơm, uống nước.

Vì vậy nếu như những người phụ trách chế biến cơm canh cho Hoàng đế thừa cơ hạ độc, thì đó quả thực là mối họa khó mà phòng bị.

Thế nhưng giai cấp thống trị Trung Hoa xưa từ sớm đã lường trước được nguy cơ này. Vì vậy để tránh việc hạ độc phát sinh, họ đã tiến hành không ít các biện pháp đề phòng.

Trong số đó, vương triều có chế độ đề phòng nghiêm ngặt hơn cả chính là Thanh triều. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, việc đầu độc qua đồ ăn, nước uống đối với các Hoàng đế nhà Thanh còn khó hơn lên trời nhờ chế độ quản lý nghiêm ngặt dưới đây.

Cẩn thận từ khâu tuyển chọn nhân lực

Dù nấu cơm cho Hoàng đế mỗi ngày, người trong Ngự thiện phòng khó mà đầu độc nhà vua vì 4 lý do - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Đầu tiên, các đầu bếp, tạp dịch trong Ngự thiện phòng của Thanh triều đều là những người vô cùng đáng tin cậy.

Vào thời nhà Thanh, Ngự thiện phòng do Nội vụ phủ quản lý. Do đó đại đa số các đầu bếp tại đây đều là cha truyền con nối, nhiều đời phục vụ trong cung. Thậm chí lúc bấy giờ, ngay tới các tạp dịch cũng là người có thân thế trong sạch.

Không chỉ vậy, những người làm trong Ngự thiện phòng đều được hưởng đãi ngộ vô cùng ưu đãi.

Tiền lương và các khoản thu nhập khác của họ cộng lại hoàn toàn có thể tương đương với bổng lộc của một tri phủ. Do đó, những người này căn bản đều không có động cơ mưu hại Hoàng đế.

Ngay cả khi có kẻ muốn dùng tiền bạc mua chuộc, họ cũng không dám mạo hiểm tính mạng của gia đình, dòng họ mình mà hành động một cách liều lĩnh.

 

Quá trình nấu ăn được giám sát kỹ lưỡng

Vào thời nhà Thanh, Ngự thiện phong có chế độ quản lý vô cùng nghiêm ngặt.

Để đảm bảo mỗi người làm đúng trách nhiệm của mình, cơ quan này còn thiết lập "Tư phòng" – bộ phận ghi chép cặn kẽ những người phụ trách các công việc hàng ngày.

Các bản ghi chép của "Tư phòng" thậm chí còn tỉ mỉ tới mức ngay cả món ăn này do ai rửa rau, ai xào, ai nếm… cũng đều được liệt kê rõ ràng.

Do đó nếu xảy ra bất kỳ vấn đề lớn nhỏ nào, những người có liên quan đều không có cơ hội trốn tránh trách nhiệm.

 

Hơn nữa vào thời xưa, Ngự thiện phòng là một trong những "cấm địa" trong cung. Trừ những người có nhiệm vụ được phép ra vào, những kẻ còn lại ngay tới lai vãng cũng không có cơ hội.

Chưa dừng lại ở đó, quá trình nấu ăn, chế biến từ đầu tới cuối đều có người giám sát do Nội vụ phủ phái tới.

Dù nấu cơm cho Hoàng đế mỗi ngày, người trong Ngự thiện phòng khó mà đầu độc nhà vua vì 4 lý do - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Vì vậy, những công đoạn từ nhỏ nhất như mua nguyên liệu, rửa rau, cắt đồ ăn, bắc bếp, xếp mâm… đều được kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng và cẩn thận.

Do đó, cơ hội để hạ độc trong quá trình nấu nướng tại đây gần như là con số không.

 

Công tác vận chuyển được bảo đảm an toàn tuyệt đối

Để phòng ngừa có kẻ thừa lúc hạ độc trên đường đưa thức ăn từ Ngự thiện phòng lên nơi dùng bữa của nhà vua, mỗi lần vào trước giờ ăn, hoạn quan thân tín bên cạnh Hoàng đế sẽ được phái tới Ngự thiện phòng.

Đồ ăn tại đây sau khi chế biến xong đều sẽ được giao tận tay cho họ. Mỗi món ăn cũng được cất vào một hộp riêng, bên ngoài còn dùng túi da chuyên dụng gói kỹ lại.

Trên đường đưa đồ ăn, các thái giám phụ trách bưng bê cũng phải đi thành đôi để giám sát, quản lý lẫn nhau.

Và sau cùng, những bọc thức ăn này chỉ khi được đưa tới trước mắt Hoàng đế mới được phép mở ra.

 

Và những phương thức phòng bị "bất thành văn" của các Hoàng đế Thanh triều

Dù nấu cơm cho Hoàng đế mỗi ngày, người trong Ngự thiện phòng khó mà đầu độc nhà vua vì 4 lý do - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Về số lượng món ăn, mỗi bữa cơm của nhà vua ít thì sẽ có từ vài chục món, có khi lên tới cả trăm món.

Nhiều người cho rằng đây là thói quen phô trương, lãng phí của giai cấp thống trị. Thế nhưng thực tế dụng ý của việc này lại chính là phòng ngừa kẻ xấu hạ độc.

Cho dù có kẻ dám liều lĩnh ra tay thì việc hạ độc vào toàn bộ hàng chục cho tới cả trăm món ăn cũng là chuyện khó hơn lên trời.

 

Chưa dừng lại ở đó, các Hoàng đế Thanh triều mỗi khi dùng cơm sẽ tuân theo nguyên tắc ăn không quá 3 miếng cho mỗi món.

Dù món ăn có đặc sắc và vừa miệng tới đâu thì chỉ cần Hoàng đế gắp tới lần thứ hai, các thái giám sẽ chủ động cất đĩa đồ ăn đó đi.

Thói quen này được truyền lại từ khi Thanh triều mới khai quốc, nhằm tránh để kẻ khác nắm được khẩu vị của nhà vua, đồng thời cũng giảm nguy hại với long thể nếu chẳng may dùng phải món ăn có độc.

Nhờ những biện pháp phòng vệ nghiêm ngặt nói trên mà trong suốt gần 3 thế kỷ làm chủ Trung Hoa, lịch sử Thanh triều chưa bao giờ ghi nhận sự kiện Hoàng đế bị đầu độc qua đồ ăn một lần nào.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm