Gấu lợn mẹ chiến đấu quyết liệt, chống trả hổ dữ để bảo vệ con
Linh dương tinh quái trốn xuống nước vẫn không thoát khỏi bầy chó hoang / Chống cự chó hoang phi thường, linh dương vẫn bỏ mạng vì "kẻ thứ 3"
Cuộc chạm trán giữa một con hổ Bengal cái và gấu lợn được ghi lại tại Khu bảo tồn hổ Tadoba Andhari (bang Maharashtra, Ấn Độ). Cuộc đụng độ xảy ra khi gấu lợn mẹ đang dẫn con mình ra hồ để uống nước, thì bắt gặp con hổ Bengal đang nằm nghỉ tại đây.
Dường như muốn độc chiếm hồ nước, hổ Bengal đã chủ động tấn công và tìm cách truy đuổi để không cho phép 2 mẹ con gấu tiếp cận hồ nước. Thậm chí, hổ còn muốn giết chết để biến gấu thành bữa ăn của mình. Tuy nhiên, hổ đã không ngờ rằng mình đã gặp phải một đối thủ không hề "dễ xơi".
Gấu lợn mẹ quyết tâm chiến đấu đến cùng với hổ để bảo vệ con (Ảnh cắt từ clip).
Hoàn toàn lép vế so với hổ về kích thước lẫn sức mạnh, nhưng dường như tình mẫu tử và quyết tâm bảo vệ con đã giúp gấu mẹ có thêm động lực khi chiến đấu. Có thời điểm, gấu đã bị hổ đè chặt xuống đất và tưởng chừng như phải chịu thất bại, nhưng gấu vẫn cho thấy sự quyết tâm, vùng dậy để tấn công ngược lại hổ.
Trong khi gấu mẹ càng chiến đấu càng hăng, liên tục sử dụng móng vuốt để tung ra những cú vả nhằm về phía đối thủ, thì hổ càng lúc càng xuống sức và không còn thể hiện được sức mạnh lấn lướt như ban đầu.
Cuối cùng, hổ chấp nhận rút lui quay trở về phía hồ nước để tiếp tục nghỉ ngơi, còn gấu lợn mẹ cũng dẫn con quay trở lại rừng.
Các nhân chứng cho biết cuộc chiến kéo dài trong khoảng 30 phút. Hổ hầu như không bị thương sau khi cuộc chiến kết thúc, còn gấu lợn mẹ chịu nhiều vết thương hơn. Cuộc chiến diễn ra trước sự chứng kiến của gấu con, tuy nhiên, do gấu con vẫn còn quá nhỏ nên chỉ có thể đứng ngoài để cổ vũ cho mẹ của mình, mà không thể trực tiếp tham chiến.
Hổ Bengal là một trong những loài hổ lớn nhất thế giới, được tìm thấy nhiều nhất tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan và miền nam Tây Tạng. Hiện hổ Bengal đang được xếp là loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên, do số lượng bị giảm sút vì nạn săn trộm, môi trường sống bị xâm phạm.
Hổ Bengal đực trưởng thành có thể dài khoảng 1,8 đến 2,7m (chưa tính đuôi) và dài 2,7 đến 3,7m nếu tính cả đuôi. Cân nặng của hổ đực từ 180 đến 300kg, tuy nhiên, một vài cá thể có thể nặng hơn 300kg và dài tới 4m (có tính cả đuôi), dù số lượng này không nhiều. Hổ Bengal cái trưởng thành dài khoảng 1,5 đến 1,8m (chưa tính đuôi) và dài 2,1 đến 2,8m (khi tính cả đuôi), nặng từ 110 đến 200kg.
Thức ăn chủ yếu của hổ Bengal là các loài động vật có kích thước từ trung bình đến lớn, như nai, lợn rừng, hươu sao, sơn dương, linh dương bò lam, bò tót, trâu nước… Hổ Bengal không tấn công những con vật kích thước lớn như voi châu Á, gấu hay tê giác Ấn Độ, nhưng có thể tấn công con non của những loài vật này để ăn thịt. Đôi khi voi hoặc tê giác bị mắc bệnh, già yếu cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công và ăn thịt của hổ Bengal.
Trong khi đó, gấu lợn (hay còn gọi là gấu lười) sinh sống ở những cánh rừng thấp ở Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal. Gấu lợn trưởng thành có cân nặng từ 80 đến 140kg đối với con đực, và từ 55 đến 95kg với cá thể cái. Gấu lợn là loài chủ yếu ăn kiến và mối, nhưng thỉnh thoảng cũng ăn mật ong, hoa quả và thịt.
Gấu lợn cái thường sinh một đến 2 con mỗi lần mang thai. Gấu con sẽ sống với mẹ khoảng 2 đến 3 năm tuổi, cho đến khi trưởng thành mới tách ra sống độc lập. Gấu mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc con một mình mà không có sự tham gia của gấu đực.
Gấu lợn là một trong những loài gấu nguy hiểm và gây ra nhiều vụ tấn công con người nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ chính phủ Ấn Độ, gấu lợn đã tấn công hàng nghìn người và khiến hàng trăm người thiệt mạng tính riêng tại Ấn Độ trong 2 thập kỷ qua. Năm 2017, một con gấu lợn đã tấn công 11 người, khiến một người tử vong, chỉ trong vòng một ngày tại Ấn Độ.
- Video: Gấu lợn mẹ chiến đấu quyết liệt, chống trả hổ dữ để bảo vệ con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này