Giả thuyết rùng rợn về những tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh
Những bí ẩn rùng rợn về Tam giác quỷ Bermuda và nỗi sợ hãi của các thủy thủ / Những bí ẩn rùng rợn về Tam giác quỷ Bermuda
Năm 1722, nhà thám hiểm Hà Lan Jacob Roggeveen đã phát hiện ra một hòn đảo cằn cỗi cách bờ biển Chile 3500km. Nhà thám hiểm đã mô tả hòn đảo hẻo lánh chỉ có khoảng 3000 người đang chật vật sống trên đảo. Tuy nhiên, điều khiến ông sửng sốt là có rất nhiều tượng đá nguyên khối khổng lồ đứng la liệt trên đảo. Cho đến nay, những bức tượng được gọi bằng cái tên moai này vẫn được xem là bí ẩn chưa có lời giải với vô số giả thuyết rùng rợn.
Những công trình đồ sộ nằm ngoài khả năng của con người
Vì kích thước khổng lồ của các tượng đá moai mà người ta vẫn đặt ra nhiều câu hỏi về cách xây dựng. Nhiều thí nghiệm đã được thực hiện với mong muốn cố gắng tái hiện lại cách xây dựng của thổ dân trên đảo. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, quá trình xây dựng này bắt buộc phải có gỗ, nhưng vấn đề mới nảy sinh lại hiện trạng trên đảo kể từ năm 1722 cho thấy rằng hòn đảo này trơ trụi, chẳng có gì ngoài cây bụi.
Năm 1983, nhà thực vật học John Flenley đã có phát hiện mới, ông tìm được hóa thạch hạt của loài cọ khổng lồ có đường kính lên đến 2,1 mét. Flenley cũng tìm được hóa thạch than của những cây thân gỗ cao lên đến 30 mét. Điều này cho thấy đảo Phục Sinh từng là một cánh rừng rậm rạp. Cũng từ đây, khi sắp xếp niên đại các bức tượng, người ta nhận ra chúng có liên quan đến một giả thuyết rùng rợn trong lịch sử.
Từ tượng thờ quý tộc thành tượng thờ quỷ ăn thịt
Nhóm tượng moai khổng lồ trên đảo Phục Sinh được chia thành hai loại: Các moai khổng lồ và các moai nhỏ bằng gỗ. Việc chế tác moai khổng lồ đột ngột chấm dứt vào những năm 1620, trước khi cư dân chuyển sang làm moai gỗ với nét mặt hung hãn, mắt trắng dã, mặt hốc hác, nhe răng, nhô xương. Các moai gỗ được gọi là moai kavakava hay quỷ ăn thịt người.
Sự chuyển biến đột ngột này khiến người ta đặt ra câu hỏi về lý do khiến thổ dân trên đảo đổi từ moai khổng lồ ca ngợi quý tộc sang tượng gỗ miêu tả quỷ. Rất có thể việc xây dựng moai khổng lồ là cuộc cạnh tranh giữa các bộ lạc để thể hiện quyền lực. Thế nhưng, để xây dựng moai lại cần đến rất nhiều sức người lẫn tài nguyên thiên nhiên, kết quả tất yếu là đất đai bạc màu, đời sống khó khăn còn dân cư lại quá đông đúc.
Đây là lúc câu chuyện đẫm máu bắt đầu. Nạn đói diễn ra, các thổ dân bắt đầu tìm đến nguồn thực phẩm có sẵn là thịt người. Ở lớp rác bề mặt được khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương người còn in rõ dấu cưa, chẻ, nấu chín để hút tủy. Còn ở phía bắc hòn đảo, có một cái hang gọi là Ana Kai Tangata hay hang ăn thịt người. Một bộ tộc đã trú ẩn ở đây, sau mỗi chiến thắng với kẻ thù họ lại bắt tù binh về ăn thịt. Nỗi kinh hoàng của việc săn thịt người trong mùa đói kém đã biến thành những câu chuyện dân gian cũng như bức tượng quỷ kava kava.
Đó có lẽ là giả thuyết hợp lý nhất để giải thích cho tình trạng khô cằn và thổ dân sống lay lắt trên đảo mà các nhà thám hiểm châu Âu tìm thấy trên đảo Phục Sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo