Khám phá

Giải mã bí ẩn trăn Anaconda khổng lồ trong sở thú bỗng dưng đẻ con dù cả đời chẳng biết đến 'mùi trai' là gì

Chuyện xảy ra ở một viện Hải dương tại Hoa Kỳ, khi cô trăn khổng lồ bỗng đẻ được con dù không hề có trăn đực. Tại sao vậy? Rốt cục ai là bố đứa trẻ.

Hình cực độc về dân chơi Liên Xô thập niên 1980 / Ảnh chưa từng công bố: Chiến trường khắc nghiệt thời Thế chiến 1

Các nhân viên tại Viện hải dương New England (Hoa Kỳ) đã được chứng kiến một hiện tượng cực kỳ bất ngờ. Anna - cô trăn anaconda khổng lồ sống tại đây đột ngột đẻ con!

Cô trăn này đã sống tại đây 8 năm, hiện đang nặng 13,6kg và dài khoảng 3m. Dành cho những ai chưa biết, anaconda là một trong số ít các loài trăn rắn đẻ con thay vì đẻ trứng, và theo ghi nhận thì chúng cũng thường không gặp rắc rối gì về vấn đề sinh sản khi sống trong môi trường nuôi nhốt.

Anaconda là một trong số ít các loài trăn rắn có thể đẻ con thay vì đẻ trứng

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ Anna thuộc giống trăn anaconda lục - loài trăn lớn nhất thế giới hiện nay. Nếu để cô ả tự do phối ngẫu, mỗi lần ả có thể đẻ ra cả chục con. Đó là lý do vì sao mà suốt 8 năm qua, nhân viên của viện đã rất cẩn thận, tách trăn đực và cái ra hai khu riêng biệt.

Bạn cùng chuồng của Anna là những cô trăn cái. Hay nói cách khác, cả đời Anna vẫn chưa được biết đến 'mùi trai'. Vậy mà đột nhiên, họ lại thấy 3 con non trong chuồng của cô ả, cộng thêm cả chục xác trăn non khác đã qua đời.

Chuyện gì đã xảy ra?

Nghe thì có vẻ phi lý, nhưng khoa học có thể giải đáp tất cả. Các nhân viên tại đây cho rằng trăn anaconda có khả năng sinh sản đơn tính (parthenogenesis), và việc phải sống quá lâu mà không có trăn đực đã khiến Anna kích hoạt khả năng này.

Một con trăn Anaconda ra đời nhờ hiện tượng 'trinh nữ sinh con'

Một con trăn Anaconda ra đời nhờ hiện tượng 'trinh nữ sinh con'

Parthenogenesis bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là 'trinh nữ sinh con'. Hiện tượng này phổ biến ở các loài thực vật và côn trùng, nhưng cũng xuất hiện ở một số loài thằn lằn, chim và rắn.

Năm 2014 tại một sở thú ở Anh Quốc, các nhà khoa học đã ghi nhận được hiện tượng 'trinh nữ sinh con' ở một con anaconda xanh khác.

'Về mặt di truyền, đây là một quá trình khá nhạy cảm.' - người phát ngôn của viện hải dương - Tony LaCasse cho biết.

'Sự sống luôn biết cách vươn lên. Đây là khả năng sinh sản hết sức độc đáo, nhưng về bản chất khả năng sống sót của con non thấp hơn so với sinh sản hữu tính.'

Hiện tượng 'trinh nữ sinh con' không nhất thiết phải xảy ra trong môi trường nuôi nhốt. Khoa học từng ghi nhận hiện tượng này ngoài tự nhiên, khi cá thể cái vì một lý do nào đó không thể tiếp cận con đực trong khoảng thời gian dài.

Trăn Anaconda đẻ con

Trăn Anaconda đẻ con

Nhưng đó không chỉ là nghi ngờ suông của các nhân viên trong viện. Để có kết luận chính thức, mọi thứ đều được xét nghiệm đầy đủ theo đúng quy trình.

Đầu tiên, 'bạn cùng chuồng' của Anna đều được kiểm tra lại và tái xác nhận giới tính của mình. Lịch sử ra đời của Anna được ghi lại kỹ càng cũng giúp họ loại bỏ khả năng cô ả từng lưu trữ tinh trùng trước trong bụng (nhiều loài vật làm vậy để có thể sinh con khi điều kiện thuận lợi nhất).

Và cuối cùng là xét nghiệm ADN. 'Các bác sĩ thú y đã đến đây lấy mẫu mang đi xét nghiệm. Sau nhiều tuần chờ đợi, kết quả đúng như những gì được phỏng đoán.' - trích lời chia sẻ của LaCasse. 2 đứa nhóc Anna đẻ ra có bộ gene gần như là bản sao của mẹ chúng.

'Có nhiều loại sinh sản đơn tính, trong đó không nhất thiết phải cho ra bộ ADN giống hệt cá thể mẹ. Nhưng mẫu gene của 2 con non được mang đi xét nghiệm đã xác nhận phỏng đoán của chúng tôi rồi.'

Bí ẩn về 'cái thai lạ' của Anna gần đây mới được các nhân viên của Viện hải dương New England công bố. Họ cho biết chỉ 2 trong 3 con non của Anna là sống sót, con còn lại không qua khỏi sau 48h từ lúc ra đời. Chúng đang được chăm sóc cẩn thận, và sẽ sớm xuất hiện trước mắt công chúng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm