Khám phá

Giải mã bí ẩn về chuyện "chăn gối" và di truyền của bạch tuộc

Các nhà khoa học đã có thể mở nút những bí mật về di truyền và chuyện "chăn gối" của bạch tuộc – một trong nhưng kỳ quan dưới nước của hành tinh xanh.

Khả năng "tàng hình" cực đỉnh của bạch tuộc / Bạch tuộc và mực có cách tiến hóa khác biệt với tất cả các loài

Bộ gen “chẳng giống ai”

Một nhóm các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Nhật Bản đã công bố bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên của bạch tuộc hay bất kỳ loài động vật thân mềm nào, bao gồm cả mực ống, mực nang và ốc anh vũ.

Giải mã bí ẩn về đời sống tình dục và di truyền của bạch tuộc - 1

Bạch tuộc hai đốm Californi (Octopus bimaculoides) (Nguồn: Judit Pungor)

Caroline Albertin, sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học của Đại học Chicago, đồng tác giả của nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature cho biết: “Bạch tuộc và cá loài động vật thân mềm khác thực sự là những sinh vật đáng chú ý. Chúng có thể ngụy trang bẳng cách biến đổi màu sắc và hình dáng cơ thể trong chớp mắt. Chúng có 8 cánh tay có sức mạnh lớn với các bầu giác có thể dùng để nắm bắt, điều khiển và thậm chí, rất kỳ lạ, là nếm hương vị của đối tượng. Bạch tuộc có những đôi mắt lớn như camera cùng bộ não phức tạp cho phép chúng trở thành những kẻ săn mồi tích cực với những hành vi phức tạp.

Các nhà nghiên cứu giải mã bộ gen của bạch tuộc hai đốm California (Octopus bimaculoides), loài có màu xám – nâu với hai đốm xanh óng ánh trên hai bên đầu. Nó sống ở ngoài khơi bờ biển miền nam California.

Hệ gen của bạch tuộc khá lớn, gần bằng kích thước của bộ gen người và lớn hơn nhiều so với những động vật không xương khác như ruồi, ốc hoặc hàu. Trong số khoảng 33.000 gen của bạch tuộc, có 3500 gen không tìm thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác, với rất nhiều gen đặc trưng hoạt động trong não, giác hút, võng mạc và trong khả năng ngụy trang.

Cách sắp xếp trong bộ gen của bạch tuộc cũng khác với các loài động vật không xương sống khác và mang đặc trưng của một tổ chức gen quy định sự phát triển của tế bào thần kinh mà trước đây được cho là chỉ phát triển ở động vật có xương sống. Trong khi ở các loài động vật khác, các đoạn mã thường lặp đi lặp lại tạo thành một chuỗi có quy tắc rõ ràng thì ở bạch tuộc, các đoạn mã được sắp xếp không theo một quy tắc nào.

Bây giờ chúng ta có thể khám phá các cơ chế phân tử trong sự phát triển độc đáo của bạch tuộc và hành vi phức tạp của chúng, từ đó có thể hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của chúng”, Yan Wang – đồng tác giả của dự án nghiên cứu nói.

 

Một số loài có cách săn mồi độc đáo và sở thích giao phối kỳ lạ

Trong một báo cáo riêng biệt thuộc một nhóm các nhà khoa học trên tạp chí PLoS ONE cho biết, bạch tuộc kẻ sọc lớn Thái Bình Dương có cách săn mồi độc đáo và cách giao phối… không bình thường.

Khi săn mồi, chúng không ẩn ấp rồi vồ lấy con mồi như các loài bạch tuộc khác, mà chúng vươn cánh tay dài của mình ra gõ vào phía sau của con mồi. Con mồi của chúng có thể bị giật mình và lao thẳng vào những cánh tay còn lại của bạch tuộc, và ngạc nhiên khi biết mình đã trở thành bữa ăn của kẻ khác. Chúng cũng được biết đến là loài thích sống bầy đàn hơn 300 loài bạch tuộc khác được biết đến với đời sống đơn độc. Bạch tuộc kẻ sọc lớn Thái Bình Dương được nhìn thấy trong các nhóm lớn lên đến 40 con ngoài khơi Nicaragua và Panama.

Giải mã bí ẩn về đời sống tình dục và di truyền của bạch tuộc - 2

Khi bạch tuộc kẻ sọc lớn Thái Bình Dương giao phối, chúng nắm tay và áp miệng vào nhau như đang thực hiện một nụ hôn say đắm

 

Cách giao phối không bình thường của bạch tuộc sọc lớn Thái Bình Dương được quan sát thấy lần đầu tiên trong điều kiện nuôi nhốt.

Không giống các loài bạch tuộc khác phải e dè khi phải tự cắt bỏ cánh tay có chứa tinh trùng của mình để nó tự bơi đến với con cái (vì sợ bị ăn thịt), trong hầu hết cách trường hợp, bạch tuộc kẻ sọc Thái Bình Dương sống chung với bạn đời của mình, chia sẻ hang và bữa ăn với nhau. “Chúng giao phối với nhau bằng cách “nắm tay” và áp miệng vào nhau như đang thể đang hôn nhau say đắm”, giáo sư sinh vật học biển thuộc Đại học California - Roy Caldwell cho biết.

Hầu hết các loài bạch tuộc cái chết sau khi đẻ trứng lần đầu tiên, nhưng bạch tuộc Thái Bình Dương lớn còn sống thêm nhiều năm và đẻ thêm nhiều lứa sau nữa.

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như thế”, Caldwell nói.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm