Khám phá

Giải mã cú đớp của rồng Komodo: "Nhẹ tênh" mà lại khiến cả trâu nước lăn ra chết

Bí ẩn đằng sau cú cắn nhẹ của rồng Komodo là gì, có phải sự nhiễm trùng là nguyên nhân giết chết nạn nhân? Hãy cùng đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

Choáng với cảnh rồng Komodo nuốt chửng con mồi "khổng lồ" trong chớp mắt / Rồng Komodo săn, nhai ngấu nghiến khỉ, còn thè lưỡi khoe chiến tích

Chúng ta đều đã nghe về cú cắn tử thần của rồng Komodo - loài bò sát đáng sợ có liên hệ mật thiết với loài khủng long thời tiền sử và có thể khiến cả con trâu nước khổng lồ cũng lăn đùng ra chết, vậy lý do thực sự là gì?

Không cắn mạnh nhưng rồng Komodo vẫn có thể hạ gục con mồi lớn

Trước kia người ta cho rằng vết cắn của rồng Komodo chứa nhiều vi khuẩn độc hại khiến vết cắn sẽ làm cho nạn nhân bị nhiễm trùng, rồi chết dần chết mòn. Việc còn lại của rồng Komodo là kiên trì theo sau con mồi cho đến lúc nạn nhân kiệt sức mà chết.

Giải mã cú đớp của rồng Komodo: Nhẹ tênh mà lại khiến cả trâu nước lăn ra chết - Ảnh 1.
Rồng Komodo có thể hạ cả con trâu nước. Ảnh: Roaring.earth

Thế nhưng những nghiên cứu khoa học sau này đã chỉ ra rằng không phải vi khuẩn độc hại mà chính chất độc được tiết ra từ hai tuyến nọc độc nằm ở hàm dưới với nhiều loại protein độc mới là thủ phạm chính khiến con mồi bị chết.

Lý do thật sự sau cú căn của rồng Komodo khiến nạn nhân chết dần chết mòn

Nhà nghiên cứu nọc độc Bryan Fry của Đại học Melbourne (Úc) cho hay: "Toàn bộ câu chuyện về vi khuẩn chỉ là một câu chuyện cổ tích khoa học". Chính ông và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu sinh hóa chất độc của rồng Komodo qua phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI).

Giải mã cú đớp của rồng Komodo: Nhẹ tênh mà lại khiến cả trâu nước lăn ra chết - Ảnh 3.
Tiến sĩ Fry. Ảnh: Simply TV - WordPress.com

Nhóm nghiên cứu sử dụng hai con rồng hiếm có từ sở thú Singapore (vì rồng Komodo vốn chỉ sống ở các hòn đảo ở Indonesia) để nghiên cứu. Qua đó cho thấy chất độc của rồng Komodo sẽ nhanh chóng theo đường máu và khiến giảm áp suất máu, mất máu và khiến nạn nhân bị sốc.

Từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho con mồi trở nên yếu ớt, mất đi khả năng chiến đấu và chỉ còn biết nằm im cho rồng Komodo mặc sức ăn tươi nuốt sống.

 

Không những thế, thành phần trong chất độc khiến cho áp suất máu giảm còn được tìm thấy ở nọc độc của nhiều loài rắn độc nhất như rắn Taipan nội địa của nước Úc (Tên khoa học là: Oxyuranus microlepidotus).

Giải mã cú đớp của rồng Komodo: Nhẹ tênh mà lại khiến cả trâu nước lăn ra chết - Ảnh 4.
Rồng Komodo sử dụng nọc độc để giết chết con mồi. Ảnh: ABC

Fry còn cho biết ông không ngạc nhiên với kết quả có được vì những nghiên cứu trước đó của chính ông cũng chỉ ra rằng không chỉ rồng Komodo mà nhiều loài bò sát khác như cự đà (Tên khoa học: Iguana) hay thằn lằn không chân, kỳ đà (Varanus) cũng có cú cắn độc tố.

Thực tế, Fry ước tính có khoảng hơn 100 loài thằn lằn trong khoảng hơn 5.000 loài đã biết đến đều sử dụng nọc độc để giết chết con mồi. Do đó, việc loài thằn lằn lớn nhất thế giới như rồng Komodo cũng có hệ thống nọc độc là điều không quá bất ngờ.

Không giống như ở loài rắn độc với chỉ một ống dẫn nọc độc tới răng nanh, ở rồng Komodo còn có rất nhiều ống dẫn nằm giữa răng của chúng. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là nọc độc của rồng Komodo được truyền đi không hiệu quả như ở rắn, Fry nói.

Giải mã cú đớp của rồng Komodo: Nhẹ tênh mà lại khiến cả trâu nước lăn ra chết - Ảnh 5.
Rồng Komodo sẽ theo sau con mồi nhiều ngày cho đến khi nạn nhân kiệt sức. Ảnh: Mother Nature Network

Thay vì niêm nọc độc trực tiếp thông qua cú cắn uy lực, rồng Komodo lại sử dụng cú cắn nhẹ và kéo (bite-and-pull) đặc biệt để khiến nọc độc rỉ ra từ các ống dẫn giữa răng của mình. Điều này sẽ khiến cho nạn nhân bị một vết thương hở như bị xé toạc sau cú cắn mạnh.

 

Những răng nanh của chúng không chỉ rắc nhọn mà còn có khía hình răng cưa li ti khiến vết thương càng trở nên nghiêm trọng: "Chúng không giống như rắn hổ mang, Komodo có sự kết hợp của những vũ khí khác nhau", Fry nói.

"Sự kết hợp giữa cú cắn đặc biệt này và nọc độc sẽ làm giảm tối thiểu tương tác giữa Komodo và con mồi, từ đó giúp chúng hạ gục được những con mồi to lớn", tiến sĩ Fry cho hay.

Việc của chúng chỉ đơn giản là cắn (với lực cắn chỉ 39 N, so với 252 N ở cá sấu) và kéo cho vết thương rách toạc ra, việc còn lại chỉ còn là vấn đề thời gian. Rồng Komodo có tới 60 cái răng sắc nhọn với răng cưa li ti, có thể mọc thay thế nếu bị gãy trong suốt cuộc đời của nó.

Giải mã cú đớp của rồng Komodo: Nhẹ tênh mà lại khiến cả trâu nước lăn ra chết - Ảnh 6.
Megalania (Tên khoa học: Varanus priscus). Ảnh: Pinterest

Nghiên cứu trên cũng cho thấy tổ tiên của chúng, Megalania (Tên khoa học: Varanus priscus) - sống cách đây 40.000 năm tại nước Úc với chiều dài hơn 4 m, cũng sử dụng cơ chế tương tự để săn mồi.

Kết quả nghiên cứu của Fry và các cộng sự của mình đã được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences, điều đó cũng có nghĩa Megalania là loài bò sát có độc lớn nhất từng tồn tại!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm