Khám phá

Giải mã lý do tại sao Gia Cát Lượng hoàn toàn khỏe mạnh mà vẫn ngồi ‘xe lăn’

Tại sao vị quân sư tài ba này lại luôn ngồi trên chiếc xe tựa xe lăn?

Ảnh minh hoạ

Trong các sử liệu hoặc tác phẩm điện ảnh hiện đại tái hiện Gia Cát Lượng, chúng ta dễ dàng nhận thấy ông được mô tả là một người ngồi trên chiếc xe tựa như “xe lăn” ngày nay. Điều này có thể dễ dẫn đến nhầm tưởng là vị quân sư nổi tiếng này gặp vấn đề về sức khỏe không thể đi lại được. Nhưng sự thực là thế nào?

Gia Cát Lượng đã được coi là một nhà chiến lược, nhà chính trị quân sự tài ba thời Tam Quốc. Tài năng của ông tuy được tác giả La Quán Trung đề cao quá mức trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” với một loạt tình tiết hư cấu, nhưng cho dù thế đi nữa thì trong chính sử, năng lực của Gia Cát Lượng cũng đã được khẳng định khi ông đi theo phò tá Lưu Bị.

Hình ảnh của Gia Cát Lượng thường được miêu tả là một văn nhân mặc áo trắng đội chiếc mũ đặc trưng, tay cầm quạt lông ngỗng. Về cuối đời trong những lần đem quân tiến hành các chiến dịch Bắc phạt thì vị quân sư này thường ngồi trên một chiếc xe tựa như xe lăn và làm hoàn toàn bằng gỗ.

Điều đáng ngạc nhiên là trong chính sử lẫn tiểu thuyết văn học thì đều mô tả Gia Cát Lượng là người tương đối khỏe mạnh, không bị thương trong chiến đấu, bị tật về tay chân hay bất cứ chứng bệnh bại liệt nào.

Vậy tại sao ông lại ngồi một cỗ xe như thế?

 

Lý do gì Gia Cát Lượng lại ngồi “xe lăn” dù vẫn khỏe mạnh?

Thứ nhất,Gia Cát Lượng không ngồi trên “xe lăn”, mà là một cỗ xe bốn bánh thời cổ đại. Đặc biệt, không phải ai cũng được ngồi cỗ xe như vậy. Đó là một chiếc xe với thiết kế như một chiếc ghế lớn, hai bánh to phía trước và hai bánh nhỏ phía sau để điều chỉnh phương hướng. Và nó thậm chí hoàn toàn không được đặt cho một cái tên.

Cụ thể, trong cuốn sách “Loại Thuyết” (một loại sách như bách khoa để chú thích các sự kiện) thời nhà Tống đã được ghi lại: “Ngồi tứ luân xa, cầm quạt lông ngỗng, Gia Cát tiên sinh chỉ huy toàn quân. Tư Mã Ý (đối thủ của Gia Cát Lượng) thì cũng thở dài nói về chiếc xe rằng: Cái gọi là tứ luân xa của hắn không xuất hiện ở bất kỳ nơi nào”.

Như vậy, gọi chiếc xe của Gia Cát Lượng với cái tên xe lăn là không đúng, dù hình dáng của nó thì khá giống.

Tranh minh họa Gia Cát Lượng trong chiến dịch Bắc phạt ( Ảnh: Wikipedia)

Thứ hai,nguyên nhân tiếp theo là Gia Cát Lượng rất ngưỡng mộ một nhân vậy nổi tiếng là Tôn Tẫn. Một nhà quân sự và cháu của Tôn Vũ – tác giả của cuốn “Binh Pháp Tôn Tử” đã quá kinh điển.

 

Tôn Tẫn là nhà quân sự thời Chiến quốc và ông bị kẻ thù hãm hại nên phải chịu hình phạt “chặt hai đầu gối”.

Chính vì lẽ đó mà ông thường phải ngồi xe chứ không đi lại được. Gia Cát Lượng muốn trông mình giống người mà mình ngưỡng mộ nên đã quyết định ngồi chiếc xe đặc biệt này trên chiến trường cho dù ông đi lại được bình thường.

Tranh minh họa Tôn Tẫn , nhà quân sự mà Gia Cát Lượng rất ngưỡng mộ nhưng phải ngồi xe do bị chặt đầu gối (Ảnh: dzwww.com)

Thứ ba,trong các lần Bắc phạt, đại quân Thục Hán sẽ phải di chuyển những quãng đường xa. Gia Cát Lượng thông tuệ binh pháp nhưng ông không phải là một vị tướng cầm binh khí và chiến đấu trên chiến trường.

Thể trạng của ông không so được với những tướng lĩnh trực tiếp tham chiến giáp mặt với quân thù.

Và để tiện cho việc hành quân đường xa, ngoài việc đi ngựa thì một chiếc xe đặc trưng cũng sẽ giúp ích cho ông nhất là khi ông không còn sung sức như hồi trẻ.

 

Hình tượng Gia Cát Lượng trong phim truyền hình Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010 (Ảnh: k.sina.com.cn )

Thứ tư,với cấp bậc chỉ huy quân đội của Gia Cát Lượng, việc có một chiếc xe đặc trưng là một biểu hiện của địa vị, để phân biệt với các chỉ tướng lĩnh dưới quyền và binh sĩ.

Chỉ có Gia Cát Lượng mới được ngồi chiếc xe như vậy. Đó cũng là một cách thể hiện “quân uy” và các binh sĩ cũng sẽ dễ dàng nhận ra chủ tướng của mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo