Khám phá

Giải mã sự thật phía sau hình ảnh 'mặt người trên Mặt trăng'

Từ lâu, khi nhìn Mặt Trăng người ta thường liên tưởng tới ảo ảnh “người trên Mặt Trăng” nhưng sự thực là gì.

Tìm thấy trứng khổng lồ của loài thủy quái Nam Cực / "Cỗ máy chạy bằng cơm" này tốt gấp nghìn lần camera chuyên nghiệp nhất

Vào thời kỳ trăng tròn người ta thường nhìn thấy khuôn mặt hoặc đầu người trên Mặt trăng. Hình ảnh này đã được nhiều nền văn hóa trên thế giới tin đó chính là ảo ảnh “người trên Mặt trăng”đã phạm lỗi lớn với trời nên bị “trục xuất” lên đó.

Thực tế, theo nghiên cứu của các nhà kho học đó chính là bụi đã tạo ra các hình xoáy trên Mặt trăng, những vùng sáng, bí ẩn trên bề mặt hành tinh đất đá này.

NASA đã nghiên cứu về những hình xoáy trên Mặt trăng nhiều thập kỷ qua. Cơ quan này mô tả chúng “giống lớp kem trong tách cà phê”, nhưng cho tới nay họ vẫn không biết chính xác điều gì đã tạo nên chúng.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những hình xoáy xuất hiện bên dưới các khu vực có từ tính mạnh, bảo vệ bề mặt Mặt trăng khỏi gió Mặt trời.Gió Mặt trời, các hạt có điện tích cao, va đập với lớp ngoài của Mặt trăng - khiến Mặt trăng dần trắng sáng hơn trong suốt lịch sử 4 tỷ năm hình thành.

Ảnh minh họa.

Hình ảnh lồi lõm trên trên Mặt trăng nhiều người hình dung như mặt người

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Đại học Rutgers và Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã sử dụng mô hình máy tính để lập bản đồ các hình xoáy Mặt trăng.

Họ phát hiện những vùng từ tính hẹp là nơi các hình xoáy xuất hiện. Những chuỗi từ tính này liên kết với các ống nham thạch - những đường hầm dưới bề mặt hình thành trong quá trình phát triển dữ dội của Mặt trăng.

 

Các khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất hiện nay sẽ có từ tính cao do khoáng chất trong đất bị phá vỡ dưới nhiệt độ lớn, giải phóng sắt kim loại.Điều này có nghĩa những ống dung nham và lớp dung nham dưới mặt đất - được hình thành bởi hoạt động núi lửa từ thời cổ đại - trở nên rất hấp dẫn khi chúng nguội đi.

Nói tới sự hình thành của Mặt trăng, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng vững chắc cho thấy từ khi Mặt trăng mới hình thành vào 4 tỉ năm trước, nó đã sở hữu nước dạng lỏng và các điều kiện để phát triển sự sống.Nhóm nghiên cứu gọi mốc 4 tỉ năm đó là "cửa sổ sự sống" đầu tiên của Mặt trăng. Tuy nhiên, chưa rõ vì lý do gì, cuộc sống nguyên sơ đó quá ngắn ngủi.

"Cửa sổ sự sống" thứ hai nằm khoảng 3,5 tỉ năm về trước, gần như song song với lúc sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất (ước tính 3,5 đến 3,8 năm về trước). Lúc đó, Mặt trăng rơi vào giai đoạn hoạt động mạnh của núi lửa, giúp nó có nhiệt độ phù hợp và các vùng nước dạng lỏng, cũng như một bầu khí quyển đủ dày.

Các nhà sinh vật học vũ trụ nghi ngờ rằng dạng sống lần thứ hai này có thể cùng một nguồn gốc với Trái đất, cùng được mang đến bởi một thiên thạch như Trái đất.Và cho dù sự sống đã được đem tới mặt trăng theo kịch bản nào trong hai kịch bản trên, sự sống lần thứ hai xuất hiện trên Mặt trăng có thể là những vi khuẩn lam tương tự cyanobacteria – loài vi khuẩn hóa thạch cổ xưa nhất được tìm thấy trên Trái đất.

Tuy nhiên, thiên nhiên không ưu ái cho Mặt trăng. Bầu khí quyển của nó chỉ đủ sức giữ nước ở dạng lỏng vài triệu năm. Các điều kiện tự nhiên thay đổi. Mặt trăng đã phải trải qua ngày tận thế lần thứ hai. Khi con người tìm đến, nó chỉ còn là một mặt trăng cằn cỗi. Tuy nhiên, gần đây, nước đá đã được tìm thấy trên Mặt trăng và dự án căn cứ Mặt trăng của con người có lẽ là tương lai không xa.

 

Nhiều đơn vị như NASA đang đặt tầm ngắm vào các miệng núi lửa trên Mặt trăng. Các nhà khoa học hy vọng họ có thể khai quật được bằng chứng sự sống một cách rõ ràng – ví dụ như một hóa thạch – trong các chuyến du hành sắp tới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm