Giải mã 'viên ngọc đen' trên đầu hổ mang chúa: Sở hữu công năng chữa trị thần kỳ?
Giải mã 6 xác ướp của chó có từ thế kỷ 15 / Nguồn gốc của loài người có thể ở khu vực châu Á
Hổ mang là loài rắn độc nhưng cũng được xem là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian ở nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng còn được thờ phụng và tôn sùng với nhiều nghi lễ liên quan.
Có thể kể đến một số hình tượng về loài rắn này trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều quốc gia trên thế giới như:
Tại Ấn Độ, rắn hổ mang có trên cổ thần Shiva và thậm chí có cả 1 đền thờ dành riêng cho chúng - nơi hổ mang được xem là Nagraj (vua rắn). Ngoài ra, mỗi năm có một lễ hội Hindu gọi là Nag Panchami để tôn thờ và vái lạy các loài rắn.
Trong văn hóa Ai Cập, biểu tượng rắn hổ mang được dùng trang điểm cho vương miện của các pharaoh trong thời kỳ cổ đại để thể hiện quyền lực và sức mạnh của các vị vua. Người Ai Cập cổ đại cũng xem rắn hổ mang như 1 vị thần và rất tôn sùng, sợ hãi loài rắn này.
Snake's pearl - viên ngọc trên đầu rắn và truyền thuyết về phương pháp chữa bệnh thần kỳ
Trong văn hóa của người châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ và cả châu Á thậm chí còn lưu truyền một phương thuốc dân gian chữa rắn cắn khi dùng chính viên đá rắn (snake-stone) hay còn gọi là ngọc rắn (snake's pearl), tiếng Ấn Độ gọi là Nagamani, để chữa bệnh.
Đây là một 'viên ngọc' nhỏ to bằng hạt đậu của rắn hổ mang mà chúng ta có thể dùng một lưỡi dao ấn nhẹ phía trên đỉnh đầu của con rắn để lấy nó ra.
Ban đầu, vào thời kỳ đầu của người Celt (là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kỳ đồ sắt và thời kỳ đầu Trung Cổ ở châu Âu) thì 'viên ngọc' này được cho là có thể dùng để bảo vệ con người chống lại linh hồn quỷ dữ hơn là chữa rắn cắn.
Tuy nhiên sau này thì nó còn được cho là có công năng đặc biệt khi có khả năng kháng lại các loại nọc độc và có thể giúp chữa trị vết thương do rắn cắn cũng như bảo vệ con người trước các loài rắn độc.
Cách thức sử dụng 'viên ngọc' này như sau:
Tại Peru, 'ngọc rắn' được áp dụng cho vị trí bị rắn độc cắn và được buộc cố định vào đó, sau đó để một vài ngày để 'viên ngọc' (được cho là) sẽ giúp hút nọc độc từ vết cắn (theo Linnea Smith - "Piedra Negra").
Tại Iran, nhà vật lý, thiên văn và địa lý học nổi tiếng người Ba Tư Muhammad al-Qazwini có viết: 'Viên ngọc' rắn được sử dụng bằng cách thả nó vào nước ấm hoặc sữa chua rồi ngâm vết thương bị rắn cắn vào đó để viên đá có thể hút nọc rắn ra bên ngoài.
Vậy thực hư về công dụng của 'viên ngọc' này là như thế nào?
Thực chất thì 'viên ngọc' rắn trên đầu của hổ mang chỉ là... một phần xương của con rắn và đôi khi có thể xuất hiện ở cả phần đuôi của nó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì 'viên ngọc' này lại không hề có bất cứ hiệu quả y khoa nào đến vết rắn cắn và khuyến cáo mọi người không nên sử dụng các phương pháp truyền thống nhưng thiếu tính khoa học như:
Hút nọc độc ra bằng miệng, rạch (cắt) vết thương hay dùng 'ngọc rắn' để chữa trị (Theo World Health Organisation : Snake Envenoming).
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra việc sử dụng 'ngọc rắn' để chữa vết rắn cắn thậm chí còn có hại và gây nguy hiểm hơn. Một nghiên cứu của Ấn Độ năm 2006 có tên "Snakebite Envenomation in India: A Rural Medical Emergency" cho biết:
"Phương pháp phản khoa học như chữa lành vết thương bằng 'ngọc rắn' đã làm chậm trễ thời gian tìm kiếm các phương thức chữa trị y tế thích hợp".
Một nghiên cứu của y khoa của Bolivia (có tên: "Study of the efficacy of the black stone on envenomation by snake bite in the murine model") cũng cho hay: "Trái với niềm tin rộng rãi của mọi người, không có bất cứ hiệu quả nào đối với việc điều trị sơ cứu vết rắn cắn khi sử dụng 'ngọc rắn'".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?