Giếng máu tử thần 2.300 năm tuổi
Các căn hầm và đường hầm dùng để xử tử tù nhân bị vùi sâu bên trong các bức tường của vương quốc Bithynia cổ xưa, ngày nay thuộc lãnh thổ Bursa. Bên trong những căn hầm cổ xưa, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều phòng tra tấn, hố tử thần và thậm chí, cả một chiếc giếng đầy máu.
Nhà nghiên cứu İbrahim Yılmaz đến từ Đại học Uludağ (Thổ Nhĩ Kỳ) và nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra bí mật bất ngờ nay khi thực hiện một dự án lớn để nghiên cứu các thành lũy của đô thị cổ xưa nay là vùng đất Bursa.
Các bức tường trải dài khoảng 3,4 km xung quanh thành phố. Hiện chính quyền Bursa tài trợ việc phục hồi những cấu trúc cổ xưa có niên đại hàng thế kỷ này.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện bên trong thành lũy cổ là những căn hầm bị chôn giấu phía dưới nền móng của các ngôi nhà.
Ông Yimiz trả lời phỏng vấn Nhật báo Hurriyet cho hay, những cấu trúc hầm ngầm dưới đất ở Bursa được người xưa gọi chung là stucco và đều được kết nối với các tòa tháp giam giữ tù nhân.
Các đao phủ ở vương quốc Bithynian vào thời đó đều là những người câm và điếc. Họ sẽ chặt đầu của các tù nhân và sau đó, ném chúng vào giếng máu trong hầm. Cuối cùng, phần thi thể còn lại của tù nhân sẽ được trao trả cho họ hàng hoặc người thân của tù nhân.
Nhà nghiên cứu Yilmiz cho biết thêm, các đao phủ cũng thường bán thi thể của tử tù cho gia đình họ để kiếm tiền.
Các nhà khảo cổ và chính quyền Bursa đã lên kế hoạch biến hệ thống hầm ngầm và các hành lang kết nối giữa các căn hầm trở thành một bảo tàng mở cho du khách tham quan. Ông Yimiz cũng tiết lộ những công cụ dùng để tra tấn sẽ được trưng bày ở bảo tàng mở đó và dự kiến chính thức mở cửa đón khách vào năm 2016.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?