Hai cuộc chiến đặc biệt nhất lịch sử đều liên quan đến một quốc gia Bắc Âu
Sự biến mất bí ẩn của những loài người khác / Chi tiết bất ngờ ẩn trong bức tranh nổi tiếng
Nhắc đến Đan Mạch - quốc gia Bắc Âu nhỏ bé, người ta thường nghĩ tới truyện cổ tích Andersen hoặc hãng đồ chơi LEGO nổi tiếng. Tuy nhiên, "đất nước của những chú lính chì" còn có nhiều thứ khác hấp dẫn không kém.
Tiêu biểu là câu chuyện lịch sử về 2 cuộc chiến kỳ lạ nhất dưới đây. Dù chiến tranh là mất mát, nhưng 2 cuộc chiến đặc biệt này lại hé lộ những nét vô cùng độc đáo về con người Đan Mạch, theo một cách tích cực.
Cuộc chiến rượu whiskyHãng AFP đưa tin, Đan Mạch và Canada đã chính thức công bố thỏa thuận phân chia đảo Hans - một lãnh thổ vùng Bắc Cực vào hôm 14/6 vừa qua, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài nhiều năm.
Theo đó, cả 2 bên quyết định sử dụng một khe nứt tự nhiên để phân chia biên giới, tạo ra đường biên trên bộ đầu tiên giữa một nước châu Âu và quốc gia Bắc Mỹ.
Nhưng điều đáng nói là câu chuyện về tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ này.
Trong suốt lịch sử tồn tại của loài người, đất đai luôn là nguyên cớ cho nhiều cuộc chiến. Nhân loại có thể gây chiến chỉ vì những lãnh thổ tí hon, bởi lý do kinh tế, chiến lược hoặc đủ thứ động cơ khác.
Câu chuyện giữa Đan Mạch và Canada thì lại khác. Ở gần Greenland, có một hòn đảo tên là Hans nằm trơ trọi giữa Bắc Băng Dương. Hòn đảo này không hề tồn tại dấu vết của con người, gấu Bắc Cực hay bất cứ hình thù sống nào đủ quan trọng.
Về cơ bản, nó chỉ là một cục đá giữa biển.
Theo luật quốc tế, một quốc gia có thể tuyên bố lãnh hải với chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Vì cả Đan Mạch (thông qua lãnh thổ Greenland) và Canada đều có đảo Hans nằm trong phạm vi này, tranh chấp nổ ra.
Những năm 80 thế kỷ trước là thời điểm "nóng" nhất của tranh chấp này. Vào năm 1984, Bộ trưởng Greenland của Đan Mạch tới thăm đảo Hans, kéo cờ nước mình, để lại một chai rượu brandy rồi chụp ảnh và rời đi.
Vài năm sau, người Canada đã tới xóa mọi dấu hiệu của Đan Mạch, dựng biển chỉ dẫn, "nốc" cạn chai brandy và để lại một chai whisky Canada trước khi rời hòn đảo.
Hành động kéo cờ, uống rượu này tiếp tục diễn ra thêm vài thập kỷ sau đó bởi cả 2 bên.
Theo thông lệ, trước khi đến kiểm soát lãnh thổ một quốc gia khác, người ta phải tuyên chiến. Cả 2 bên cũng thực hiện đúng giao thức này và không ngần ngại uống rượu của nhau thỏa thích.
Cuối cùng, không có giọt máu nào mà thay vào đó rất nhiều rượu mạnh đã đổ xuống vì cuộc chiến khó có thể lịch sự hơn này. Chẳng người lính nào bỏ mạng, chỉ có vài chai rượu ngon đã "hy sinh anh dũng".
Hải chiến sồi và lời hứa 200 nămĐầu thế kỷ 19, cả châu Âu sôi sục vì những chiến dịch của Napoleon. Nước Pháp đang trên đà thắng như chẻ tre, khiến người Anh không hài lòng chút nào.
Trong một nỗ lực để cản bước quân Pháp, Anh quyết định yêu cầu Đan Mạch hỗ trợ họ. Tuy vậy, vì đứng ở vị trí trung lập nên quốc gia Bắc Âu đã từ chối đề nghị này. Cảm thấy bị đe dọa, người Anh thực hiện kế sách "tiên hạ thủ vi cường" đối với Đan Mạch.
Quân Anh tiến hành oanh tạc Đan Mạch. Đứng trước tình thế nguy nan, Vua Frederick VI quyết không đầu hàng. Ông ra lệnh nông dân và thợ thuyền đốn hạ những cây sồi khắp các khu rừng trong nước để tái thiết hải quân. Những thợ thủ công lành nghề nhất được giao nhiệm vụ tạo ra các con tàu "đỉnh của đỉnh".
Trong vòng 6 năm, hải quân Đan Mạch hoàn toàn khôi phục sức mạnh với sự tự hào của nhà vua. Tuy nhiên, nụ cười của ông không nở được bao lâu. Sau khi nghe tin, quân Anh quyết định "chơi đòn hiểm".
Họ âm thầm ăn cắp 75 chiến thuyền "đỉnh của đỉnh" và hủy diệt số còn lại. Giận dữ cuộn trào, Vua Đan Mạch quyết "chơi lớn" bằng cách... hạ lệnh các nông dân tiếp tục chặt cây làm thuyền.
Đáng tiếc là lần này các khu rừng của đất nước đã cạn sạch cả cây sồi. Vì thế, nhà vua yêu cầu nông dân trồng lại 90.000 cây sồi và thông báo cho ông bao giờ đủ gỗ để làm thuyền. Năm 2007, khoảng 2 thế kỷ sau sự kiện trên, Nữ vương Margrethe II nhận được một thông báo thú vị từ Bộ Lâm nghiệp Đan Mạch. Hóa ra, số cây sồi được trồng ngày xưa giờ đã đủ gỗ đủ lá để chẻ ra làm chiến thuyền.
Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa khi biết rằng những người nông dân năm xưa vẫn làm y lệnh - giữ đúng lời hứa, thậm chí truyền dạy con cháu không được quên "mối thù" mất tàu ngày nào.
Tiếc là đã quá muộn cho mọi nỗ lực trả đũa của hải quân Đan Mạch. Vì vậy, người Đan Mạch quyết định tận dụng số gỗ làm nội thất, xây cầu và cho vào bảo tàng Viking.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'