Hãi hùng kỹ thuật khoan hộp sọ của người cổ đại
Cận cảnh chợ bùa ngải toàn đầu lâu, xương sọ ở châu Phi / Phát hiện chấn động về hộp sọ khủng long có niên đại tới 65 triệu năm
Thuật ngữ “trepanation” được biết đến như một phương pháp quen thuộc của người tiền sử. Hàng nghìn năm trước, các y sĩ cổ đại đã thực hiện cuộc phẫu thuật thô sơ nhằm khoan một lỗ trên hộp sọ của người đang sống. Bởi họ tin rằng khai mở hộp sọ mới tìm ra nguyên nhân dẫn tới các bệnh như đau đầu, thần kinh, mất trí nhớ…Cho đến nay, hàng trăm hộp sọ mang theo vết tích của cuộc phẫu thuật trepanation đã được tìm thấy trên khắp thế giới.
Kỹ thuật y học hay nghi lễ tế thần?
Theo BBC, trải qua thời gian, các nhà khoa học vẫn chưa đồng ý với quan điểm sử dụng phương pháp khoan hộp sọ đơn thuần là cách chữa bệnh. Các nhà nhân chủng học thế kỷ 20 ở châu Phi và Polynesia nhận thấy ít nhất kỹ thuật này bước đầu điều trị được một số bệnh như đau do chấn thương sọ não hoặc thần kinh. Nhiều hộp sọ được tìm thấy có dấu vết của trepanation được cho là mắc các bệnh này.
Một bức tranh vẽ vào thế kỷ 14 của họa sĩ Guido da Vigevano. Ảnh: Science Photo Library.
Câu chuyện không dừng lại ở đó. Các nhà nghiên cứu dần nghi ngờ rằng con người cổ đại thực hiện trepanation vì một lý do khác: Nghi lễ. Cơ sở cho giả thuyết này bắt nguồn từ những dấu hiệu chứng minh khoan hộp sọ xuất hiện cách đây 7.000 năm. Nó được thực hành ở những nhiều nơi như Hy Lạp cổ đại, Bắc và Nam Mỹ, châu Phi, Polynesia và Viễn Đông. Thuật ngữ trepanation bị lãng quên như các nền văn hóa khác cuối thời trung cổ nhưng chúng vẫn được tiến hành ở một vài khu vực biệt lập của châu Phi và Polynesia cho đến tận những 1900.
Những dấu vết đầu tiên
Kể từ khi các nghiên cứu khoa học đầu tiên về trepanation được công bố vào thế kỷ 19, các học giả đã lần theo dấu vết để chứng minh nó đại diện cho phép “mở cửa” cho linh hồn ra - vào cơ thể hoặc một phần của nghi thức tế thần. Dù vậy, chưa có một bằng chứng thuyết phục công chúng và giới nghiên cứu.
Hộp sọ của một phụ nữ khoảng 20-25 tuổi. Lỗ hổng có dấu hiệu chữa lành một phần. Ảnh: Viện Khảo cổ Đức (DAI). |
Vào năm 1997, các nhà khảo cổ học tại Nga khai quật một khu chôn cất thời tiền sử gần thành phố Rostov-on-Don (phía Nam nước Nga). 35 bộ xương người mai táng trong 20 ngôi mộ riêng biệt được tìm thấy. Theo dấu vết, niên đại của chúng vào khoảng 5.000 đến 3.000 năm trước Công nguyên hay còn gọi là thời kỳ đồ đồng.
Tìm thấy nhiều bộ xương trong cùng một ngôi mộ thời tiền sử không phải là điều đặc biệt. Nhưng điều đáng nói là có hai người phụ nữ, hai người đàn ông và một thiếu nữ cùng xuất hiện lỗ khoan trên hộp sọ. Bán kính lỗ khoan rộng khoảng vài cm, hình elip với các dấu hiệu cào, mài xung quanh.
Elena Batieva, nhà nhân chủng học của Đại học Liên bang miền Nam Rostov-on-Don, là người trực tiếp phân tích những bộ hài cốt tìm được. Ngay lập tức, cô phát hiện ra những lỗ hổng trên hộp sọ, vết tích của kỹ thuật trepanation và suy đoán bí ẩn đằng sau các vết khoan.
Một trong những dụng cụ trong các cuộc phẫu thuật hộp sọ của người Đức từ thế kỷ 18. Ảnh: Sicence Photo Library.
|
Tất cả đều được tạo ra ở gần như chính xác một vị trí: Điểm tắc nghẽn (obelion). Trước đó, một trường hợp có vết tích tương tự được tìm thấy vào năm 1974. Elena Batieva lý giải sự hiếm gặp của kỹ thuật này bởi nó rất nguy hiểm. Obelion nằm ngay phía trên xoang sagittal, hay còn gọi là khoang chứa máu của não trước khi chúng được vận chuyển vào các tĩnh mạch não. Chỉ có 1% trường hợp sử dụng kỹ thuật trepanation obelion, bởi tác động mở nhẹ cũng gây ra xuất huyết và tử vong.
Điều này cho thấy cư dân thời đại đồ đồng của Nga phải có lý do nào đó mới thực hiện thao tác này. Tuy nhiên, không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong các hộp sọ được tìm thấy ngoài vị trí kỳ lạ. Nói cách khác, nó được khoan khi “nạn nhân” bị áp chế và hoàn toàn khỏe mạnh.
Dù vậy, Batieva buộc phải từ bỏ cuộc tìm kiếm bởi dấu vết dần đi đến ngõ cụt, không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Giả thuyết bị bỏ dở bởi bằng chứng không đầy đủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo