Hàng chục nghìn dân làng bị tê liệt một cách kỳ lạ cùng căn bệnh bí ẩn không liên quan đến vi khuẩn và vi rút đã khiến các chuyên gia phải đau đầu
Khủng long cổ xưa mắc ung thư xương, thứ bệnh tưởng chỉ có ở con người / Bệnh lạ: Người phụ nữ đã ngủ là không thể tự thức dậy
Vào ngày 21 tháng 8 năm 1981, bác sĩ Julie Cliff nhận được thông báo: "Bệnh bại liệt bùng phát ở vùng Mumba với 38 trường hợp tăng phản xạ gân xương". Thông điệp này được gửi từ Sở Y tế tỉnh Nampula ở thành phố phía bắc Mozambique, nơi bác sĩ Cliff đang làm việc tại khoa dịch tễ học.
Vào những năm 1850 và 1960, vắc-xin bại liệt đã được phát triển và vắc-xin này đã loại bỏ bệnh bại liệt ở nhiều nước công nghiệp. Tuy nhiên, bệnh bại liệt vẫn còn phổ biến khắp Châu Phi cận Sahara. Do đó, thông tin này có vẻ bình thường nhưng trên thực tế nó lại có điểm bất thường chính là phản xạ gân xương ở bệnh nhân bại liệt không tăng, mà giảm hoặc biến mất.
Có thể là do có những khiếm khuyết và thiếu sót trong quá trình khám bệnh của bệnh nhân, hoặc văn bản bị gõ sai, hay một số bệnh nói không rõ ràng đã gây ra sự hiểu lầm? Ngay sau đó, bác sĩ Cliff đã đến khu vực này với tư cách là thành viên của đội điều tra của sở y tế và nhận thấy rằng đây rõ ràng không phải là một sự hiểu lầm hay nhầm lẫn đơn giản. Khám chi tiết bệnh nhân khẳng định chắc chắn bệnh không phải là bại liệt. Vậy đây có thể là bệnh gì?
Khi lần đầu tiên đối mặt với một hàng phụ nữ và trẻ em bị liệt, một số bác sĩ đã tìm kiếm trong các sách nghiên cứu chuyên sâu, nhưng không tìm thấy những trường hợp tương tự. Và lúc này, một khả năng đáng lo ngại nhất đã được đặt ra: Căn bệnh này do chiến tranh sinh học hoặc hóa học gây ra.
Vào thời điểm đó, Mozambia đang nội chiến, với những tin đồn như vậy thì hầu như chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ngoài ra, cư dân địa phương cho biết họ đã chứng kiến một tàu ngầm Nam Phi ở ngoài khơi Nam Plaine vài tuần trước.
Tuy nhiên, những ngày sau đó, không có bằng chứng về bất kỳ hình thức tấn công sinh học hoặc hóa học nào. Mặc dù vậy, những trường hợp tê liệt bí ẩn vẫn tiếp tục xuất hiện. Tất cả các trường hợp đều có các triệu chứng đáng lo ngại: chúng thường ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em - đặc biệt là trong làng sau nhiều tháng hạn hán nghiêm trọng.
Thông thường nó sẽ tấn công nhanh chóng trong vòng vài ngày hoặc thậm chí vài giờ. Những bà mẹ trẻ và những đứa trẻ hầu như không có dấu hiệu khó chịu trước khi bị bệnh, đến ngày thứ hai sau khi ngủ, họ thấy chân bị cứng và teo cơ ở các mức độ khác nhau, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cánh tay của họ. Đôi khi sau khi vận động nhiều, chẳng hạn như ra giếng xa lấy nước về nhà, họ sẽ bất ngờ bị ốm vào ngày hôm sau.
Những người bị ảnh hưởng sẽ đi lại khó khăn, trong trường hợp nghiêm trọng, họ sẽ không thể đi lại được, giống như bị ai đó hoặc thứ gì đó trói chân họ lại với nhau bằng những sợi dây vô hình.
Khi số người bị liệt tăng lên, công việc của các điều tra viên càng trở nên gấp rút, họ đi đến các vùng sâu, vùng xa của tỉnh để phát hiện các ca bệnh tiềm ẩn, phỏng vấn các thành viên cộng đồng địa phương để xác định nguyên nhân có thể gây bệnh và lấy mẫu máu để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bệnh do vi sinh vật gây ra: nếu không phải bệnh bại liệt thì chắc chắn sẽ có các mầm bệnh khác. Nhiều báo cáo trường hợp ban đầu mô tả các triệu chứng như sốt, nhức đầu và tiêu chảy trước khi bắt đầu bị tê liệt, và những triệu chứng này phù hợp với một số bệnh truyền nhiễm.
Tương tự, sự phân nhóm rõ ràng của các trường hợp trong các cộng đồng nhỏ và các nhóm gia đình dường như cũng cho thấy sự lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, các cuộc điều tra sau đó không tìm thấy mầm bệnh rõ ràng.
Nhóm nghiên cứu đã đọc kỹ hàng loạt tạp chí và sáchy khoa và đã tìm ra hai căn bệnh có thể liên quan đến dịch bệnh này.
Một loại có tên là Lathyrus odoratus có biểu hiện lâm sàng rất giống với căn bệnh này. Tổn thương các tế bào thần kinh vận động trên dẫn đến tăng trương lực cơ và tê liệt. Nhiễm độc Lathyrus odoratus thường hiếm gặp ở Nam Á, nhưng trong Thế chiến thứ hai, căn bệnh này đã được chú ý ở những người bị giam giữ trong các trại tập trung Romania.
Một căn bệnh khác là một chứng rối loạn thần kinh mơ hồ được gọi là chứng mất điều hòa nhiệt đới (TAN). Căn bệnh này được báo cáo lần đầu tiên ở Jamaica vào năm 1897, nhưng kể từ đó các mô tả về căn bệnh này đã được phân bố ở nhiều nước khác trong vùng nhiệt đới (bao gồm cả một nước Đông Phi khác là Tanzania).
Điều thú vị là cả hai bệnh đều có bản chất liên quan đến dinh dưỡng, không lây nhiễm. Lathyrus odoratus gây ra bởi độc tố có trong một số loại đậu, bao gồm cả đậu Hà Lan, nhưng không loại đậu nào được trồng hoặc ăn ở miền bắc Mozambique.
Nguyên nhân của TAN thì mập mờ hơn, thậm chí một thế kỷ sau khi được phát hiện, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù thiếu dinh dưỡng đã được cho là một yếu tố có thể xảy ra những căn bênh này và các chuyên gia từ lâu đã liên hệ nó với các loại cây lương thực được trồng rộng rãi ở Mozambique cũng như những nơi khác, các triệu chứng của TAN cũng bao gồm mất thị giác, mất thính giác và dáng đi không ổn định. Tình trạng tê liệt bí ẩn được các bác sĩ ở Nampula ghi nhân lại khác biệt đáng kể so với hai loại bệnh trên.
Đến tháng 9 năm 1981, nhóm nghiên cứu của Cliff đã cần đến sự giúp đỡ của một số chuyên gia, bao gồm cả các nhà thực vật học. Họ đã xem xét và loại trừ tất cả các tác nhân truyền nhiễm đã biết có thể gây tê liệt. Lúc này, sự chú ý của họ chuyển sang các yếu tố từ chế độ ăn uống. Nhiều người dân địa phương bị đói, nhưng ít người thực sự chết đói bởi người dân ở dây sở hữu một loại cây giúp họ giảm đói: Manihot esculenta, còn được gọi là "sắn".
Trong cuộc điều tra ban đầu, một ông già trong làng bị ảnh hưởng đã nói với bác sĩ: "Bệnh này xảy ra do thiếu mưa". Nhưng ban đầu các điều tra viên không chú ý đến lời nói này.
Và tới thời điểm lúc đó, sắn cung cấp một hướng điều tra mới. Các bác sĩ đã đưa ra một giả thuyết đáng lo ngại liên quan đến chất độc hydro xyanua, chất này sẽ phá hủy việc sử dụng oxy của cơ thể con người ở cấp độ tế bào. Nó là thành phần chính của khí Zyklon B khét tiếng trong các trại tập trung của Đức Quốc xã.
Sắn thường để lại vị đắng trong miệng, vị đắng này có nguồn gốc từ hai loại phân tử đường: linamatine và lotorin, được gọi là "cyano glucoside". Dưới tác dụng của các enzym và vi khuẩn trong ruột và dạ dày của con người, chúng sẽ bị phân hủy và tạo ra hydro xyanua. Sắn càng đắng thì càng có nhiều khả năng tạo ra xyanua.
Khi các nhà thực vật học kiểm tra nhiều loại thực phẩm từ các khu vực bị thiên tai, họ đã tìm thấy hàm lượng xyanua cao trong các mẫu sắn. Khi nhóm nghiên cứu phát hiện thiocyanate (một sản phẩm phân hủy của xyanua trong cơ thể người) trong mẫu máu của những người bị ảnh hưởng, kết quả trung bình là gấp 20 lần mức bình thường.
Họ nhận ra rằng đỉnh dịch vào tháng 8 có liên quan mật thiết đến cây sắn trong khu vực. Khi liệt kê các trường hợp theo địa điểm, họ nhận thấy rằng các khu vực ven biển được bảo vệ khỏi dịch bệnh, vì cá và các loại thực phẩm khác làm giảm sự phụ thuộc của người dân vào sắn.
Ngoài ra, do hạn hán quá thiếu lương thực, nhiều phụ nữ phải ăn một thứ thường là vứt đi: vỏ củ sắn, thí nghiệm cho thấy vỏ củ sắn chứa nhiều xyanua.
Nhưng về lý thuyết, xyanua trong sắn không gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe con người. Ít nhất hai căn bệnh do ăn phải xyanua gây ra, nhưng không phải căn bệnh bại liệt bí ẩn này. Các triệu chứng của ngộ độc xyanua cấp tính bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, động kinh, hôn mê, thậm chí tử vong, nhưng họ thường không bị liệt.
Sau đó các nhà điều tra cuối cùng phát hiện ra rằng bác sĩ người Ý Giovanni Trolli đã phát hiện ra căn bệnh có cùng một kiểu triệu chứng vào những năm 1930, và tên địa phương được ghi lại cho tình trạng này ở Congo là khoondzo hoặc konzo. Từ này có nghĩa là bị trói chân, đồng thời nó cũng là tên gọi của những chiếc bùa và bẫy được người dân địa phương dùng để bẫy thú rừng, bởi vậy konzo cũng được dùng để chỉ căn bệnh bí ẩn này.
Khi các nhà nghiên cứu chuyển sự chú ý của họ sang các khu vực bên ngoài Châu Phi, một bí ẩn khác đã trở nên rõ ràng: sự phân bố địa lý của bệnh này không liên quan trực tiếp đến vùng tiêu thụ sắn. Ở Châu Mỹ và Châu Á, nơi sắn được thuần hóa lần đầu tiên, chưa bao giờ có báo cáo về dịch bệnh này. Nó được trồng trên quy mô thương mại ở Tây Phi, Nigeria và các nước khác, và bệnh tật ở chân chưa từng được ghi nhận.
Trong điều kiện dinh dưỡng bình thường, việc tiếp xúc với xyanua do sắn tạo ra không đủ để gây ra bệnh Konzo, và việc ăn đủ lượng protein axit amin chứa lưu huỳnh cũng có thể giúp cơ thể chuyển hóa và bài tiết xyanua. Tuy nhiên, do hàm lượng protein trong sắn thấp, và một số vùng thường thiếu thịt, cá và các thực phẩm giàu protein khác, điều này có nghĩa là những vùng dựa vào sắn có thể không tránh khỏi tác hại do xyanua gây ra.
Điều làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn là trong thời kỳ khô hạn, sắn đắng trở nên đắng hơn, sắn thiếu nước sẽ tập trung nhiều xyanua hơn trong lá và rễ của nó để chống lại côn trùng và các động vật khác, đây là có thể coi là cơ chế phòng thủ tự nhiên của loại cây này.
Vào cuối tháng 10 năm 1981, Cliff và các đồng nghiệp của mình đã thu thập đầy đủ bằng chứng để họ tin rằng căn bệnh này có liên quan đến mức độ cao của xyanua trong cơ thể bệnh nhân, nhưng vẫn chưa rõ tại sao các triệu chứng của nó lại liên quan đến ngộ độc xyanua cấp tính.
Trong những tháng sau vụ thu hoạch sắn, tỷ lệ mắc bệnh ở Nampula chậm lại và cuối cùng dừng lại theo sự đa dạng hóa của khẩu phần ăn trong khu vực, vì vậy nhóm điều tra của Bộ Y tế đã bị giải tán. Đồng thời, trong mùa trồng trọt 1982 - 1983, cuối cùng đã có mưa ở miền bắc Mozambique, cung cấp đủ độ ẩm cho sắn và mang lại một vụ thu hoạch an toàn hơn cho người dân địa phương.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, một số quốc gia ở Trung và Đông Phi đã phát hiện ra nhiều nhóm bệnh nhân hơn. Cuối cùng, họ đã chẩn đoán hơn 1.000 trường hợp trong đợt bùng phát Mozambique năm 1981, bằng với số trường hợp được xác nhận trong đợt bùng phát ở Congo từ năm 1936 - 1937. Các nhà nghiên cứu cho rằng các nhà chức trách đã đánh giá thấp tình hình thực tế do điều kiện chăm sóc sức khỏe tại địa phương kém và không thể chẩn đoán tốt căn bệnh này nên số trường hợp được báo cáo ở những khu vực nghèo này cũng tương đối ít. Cho đến nay, chỉ tính riêng tại Cộng hòa Dân chủ Congo, số trường hợp được ước tính lên tới 100.000 người.
Năm 2004, người ta tin rằng căn bệnh này có thể dễ dàng phát hiện và hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhà khoa học thực vật người Úc Howard Bradbury đã phát hiện ra rằng trong quá trình chế biến sắn cần phải có thêm một công đoạn nữa là bột sắn được ngâm với nước và để bột nhão trong 5 giờ sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng xyanua. Các cuộc thử nghiệm thực địa ở Đông và Trung Phi đã cho thấy rằng phương pháp làm ướt này là thiết thực, hiệu quả, và được đông đảo phụ nữ ở những ngôi làng nghèo này hoan nghênh.
Người bình thường không cần lo lắng về căn bệnh bại liệt bí ẩn này, bởi khi ăn một lượng lớn sắn lâu ngày mà không được điều trị dứt điểm, kết hợp với một loạt các điều kiện xã hội và môi trường bất lợi khác mới có thể gây ra bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách