Hàng chục triệu năm về trước, một loài sâu ăn thịt dài 2m từng lang thang dưới đáy biển
Sư tử trộm con mồi của báo đốm trên cây cao / Linh cẩu ranh mãnh cuỗm mồi của báo đốm
Các nhà nghiên cứu mới đây đã tìm thấy những hang lớn hình chữ L của một loài sâu khổng lồ có chiều dài lên tới 2m, từng tung hoành dưới đáy các đại dương của Trái Đất vào khoảng hàng chục triệu năm về trước. Những hang động này được coi là dấu vết hóa thạch (hồ sơ địa chất về hoạt động sinh học) của loài sâu biển khổng lồ cổ đại.
Theo đó, sinh vật mới được xác định này có thể là tổ tiên của loài Eunice aphroditois (hay còn được gọi là sâu bobbit tử thần) - một loài sâu săn mồi thường phục kích cũng chôn thân dài của mình dưới đáy biển trước khi vồ mồi và kéo nó xuống cát. Đây cũng loài sinh vật thường xuyên được "lên sóng" trong các bộ phim khoa học của Discovery, BBC và National Geographic.
Sâu bobbit tử thần.
"Những dấu vết hóa thạch được tìm thấy cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về hành vi của những sinh vật này dưới đáy biển. Nhóm nghiên cứu đã tái tạo lại dấu vết hóa thạch bằng cách sử dụng 319 mẫu vật được bảo quản trong các lớp đáy biển được hình thành trong kỷ nguyên Miocen trên khắp đông bắc Đài Loan. Các dấu vết hóa thạch ở đây là các đặc điểm địa chất như hang, dấu vết di chuyển và các hốc rễ cây được bảo tồn trong đá, cho phép rút ra kết luận về hành vi của các sinh vật cổ đại", nhóm nghiên cứu cho biết.
Các hang chữ L của loài sâu ăn mồi này dài khoảng 2 mét và đường kính từ 2 đến 3 cm. Dựa trên phân tích về kích thước và hình dạng của hang cũng như các dấu hiệu của sự xáo trộn được ghi lại trong hồ sơ, có vẻ như đây là nơi sinh sống của một loài sâu cổ đại có thể ngoi lên từ đáy biển để bắt mồi.
Phân tích sâu hơn cho thấy nồng độ sắt cao ở phần trên cùng của hang. Điều này có thể cho thấy rằng loài sâu này đã xây dựng lại hang bằng cách tiết ra chất nhầy để củng cố thành hang
"Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng khoảng 20 triệu năm trước, tại biên giới phía đông nam của lục địa Á-Âu, sâu bobbit cổ đại sống ở đáy biển chờ phục kích kiếm mồi. Khi con mồi đến gần, nó bung ra khỏi hang, tóm lấy và kéo con mồi xuống lớp trầm tích. Bên dưới đáy biển, con mồi tuyệt vọng tìm cách trốn thoát, dẫn đến sự xáo trộn thêm lớp trầm tích xung quanh lỗ mở hang", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Những phát hiện mới được cho đã lấp đầy một khoảng trống trong kiến thức về cách loại sinh vật này tiến hóa và phát triển theo thời gian. Mặc dù các loài sâu săn mồi như sâu bobbit đã tồn tại từ đầu thời đại Cổ sinh (từ 541 triệu đến 252 triệu năm trước), cơ thể của chúng chủ yếu bao gồm mô mềm. Điều này đã khiến hồ sơ hóa thạch của chúng không đầy đủ, khiến chúng ta không có nhiều thông tin về nơi ở cũng như hành vi của loài sâu này dưới đáy biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm