Hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy 'vàng' chảy ra từ núi lửa: Vì sao?
Cô dâu 5 tuổi mặc váy cưới dát vàng trong ngôi mộ cổ, hé lộ phong tục rùng mình / Ngôi chùa ‘dát vàng’ nguy nga như cung điện, chụp hình đẹp quên lối về
Ở tỉnh Đông Java, Indonesia, hàng trăm người công nhân thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những 'khối vàng' chảy ra từ miệng núi lửa đang hoạt động với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt.
Họ phải ngày ngày đối mặt với những mối nguy hiểm rình rập, những làn khói lưu huỳnh độc hại để lấy thứ gọi là 'vàng của quỷ' (devil's gold). Vậy tại sao họ lại chấp nhận rủi ro để lấy thứ sản sinh từ các núi lửa này.
Trong bài viết này, chúng ra sẽ cùng tìm kiếm câu trả lời khi đến với núi lửa Ijen (một tổ hợp núi lửa nằm trên ranh giới các huyện Banyuwangi và Bondowoso trong tỉnh Đông Java).
Đào vàng ở núi lửa - công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới
Ở đây, mỗi công nhân chỉ được trang bị những dụng cụ lao động vô cùng thô sơ. Thứ giúp bảo vệ họ trước những làn khói độc hại phun ra từ núi lửa chính là chiếc khẩu trang phòng độc. Trong khi đó, trang phục của họ không có gì đặc biệt.
Trang phục của thợ mỏ. Ảnh: Caters News Agency
Họ sử dụng một cây sào dài để chọc vào các 'khối vàng' đã đông cứng lại sau một thời gian chảy ra từ các khe nứt. Sau đó họ vác trên vai bằng đòn gánh một khối lượng hơn 90 kg thứ vàng này qua nhưng địa hình dốc đứng nguy hiểm để về nơi xử lý.
Chính vì tính chất nguy hiểm của công việc mà rất ít thợ mỏ có thể sống hơn 50 tuổi. Thế nhưng những người dân nơi đây vẫn không từ bỏ công việc này vì theo chia sẻ của một thợ mỏ có tên Mistar đã làm việc được 30 năm ở đây thì họ sợ đói còn hơn sợ khí độc.
Đối với một trong những vùng hẻo lánh nhất Indonesia thì đây là một công việc mang lại giá trị cao. Mỗi công nhân mỏ sẽ thu nhập từ 12 đến 17 đô la/ngày (khoảng 276 đến 390 ngàn đồng mỗi ngày, do công ty mỏ PT. Candi Ngrimbi chi trả).
Các thợ mỏ lấy 'vàng' ở miệng núi lửa. Ảnh: Caters News Agency
Mặc dù vậy, để có thể kiếm được số tiền này thì họ phải thức dậy từ 1 đến 2 giờ sáng, đi bộ khoảng hơn 3km lên đỉnh núi lửa hoặc đẩy xe lên. Sau đó họ lại đi xuống dốc miệng núi lửa hơn 300 m để đến nơi làm việc.
Nhiệt độ ở nơi đây có thể lên đến 38 độ C. Ngoài ra, họ còn thường xuyên phải đi sát mép hồ núi lửa với những khí độc hại bên dưới (SO2, H2S, CO2...). Nồng độ axit ở hồ tương đương với nồng độ axit của các cục pin (PH=0,3) nên việc trượt chân rơi xuống hồ sẽ rất nguy hiểm.
Nơi làm việc khắc nghiệt. Ảnh: Caters News Agency
Theo Mistar, nếu để nước trong hồ tiếp xúc với răng miệng thì bạn có thể mất cả răng, thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu uống vào bụng. Khí độc sẽ tới từ hai nguồn: Một là từ hồ nước trên miệng núi lửa, hai là từ các ống dẫn từ sâu bên trong núi lửa.
Nhiều người thậm chí còn không có mặt nạ phòng độc hay găng tay bảo hộ. Theo Mistar thì những người làm việc tại đây sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau ruột và bị ho.
'Vàng của quỷ' sẽ được dùng làm gì?Những khối 'vàng của quỷ' này được khai thác để lấy lưu huỳnh. Thứ lưu huỳnh này không bị trộn lẫn cát và rất sạch so với lưu huỳnh khai thác từ nguồn chính là dầu mỏ và khí đốt (98%). Người ta sẽ sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.
Thợ mỏ và du khách. Ảnh: Caters News Agency
Người ta sẽ sử dụng lưu huỳnh để sản xuất diêm, pháo hoa, thuốc súng, chất tẩy rửa, giấy, pin, làm trắng đường, phân bón, làm cao su hay thậm chí làm rượu...
Ngày nay, công việc lấy lưu huỳnh như trên chỉ còn tồn tại ở núi lửa Ijen. Một trong những lý do khiến nó vẫn tồn tại chính là du lịch. Nhiều người thích thú khi đến nơi đây để chụp ảnh, nhìn khí gas xanh phát ra từ núi lửa hay quan sát các công nhân mỏ làm việc.
Xem video:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng để đào 'khối vàng' chảy ra từ miệng núi lửa.