Khám phá

Hạng Vũ bị oan hơn 2.000 năm, hóa ra việc đốt Cung điện A Phòng hoàn toàn là bịa đặt!

Giới khảo cổ học đã minh oan cho Hạng Vũ về việc dân gian vẫn cho rằng ông chính là người ra lệnh đốt cung A Phòng của nhà Tần.

Loài ếch kì lạ có khuôn mặt ‘khó ở’, được mệnh danh là ‘quả bóng cáu kỉnh’ / Tây Du Ký: Đào tiên và nhân sâm quả nào tốt hơn? Đáp án có trong câu nói của Thổ Địa

Hạng Vũ là cháu nội đại tướng Hạng Yên nước Sở thời Chiến Quốc, người bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết. Không lâu sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, Hạng Vũ nổi dậy. Sau nhiều trận chiến với quân Tần và tiêu diệt chủ lực của quân Tần, Hạng Vũ giết Tần vương Tử Anh, phế truất Nghĩa đế Sở Hoài Vương, tự phong cho mình là Tây Sở Bá Vương.

hang-vu-bi-aon-cung-a-phong-2-1701168825.jpg
Hạng Vũ. Ảnh Internet.

Tương truyền, Hạng Vũ khi nhìn thấy cung A Phòng và Li San hoa lệ, lộng lẫy bèn cho rằng chúng chẳng có ích gì với bản thân nên đã ra lệnh cho binh lính của mình đốt cháy hai cung điện này. Tất cả các cung điện và sân lân cận đều bị thiêu rụi, ngọn lửa kéo dài suốt ba tháng. Ở thành phố Hàm Dương, mọi người đều phẫn uất.

Thậm chí, việc Hạng Vũ ra lệnh cho thiêu rụi cung A Phòng còn được nhà thơ Đỗ Mục thời Đường "A Phòng cung phú". Trong thơ, có nhiều câu phác họa khung cảnh tráng lệ của Cung điện A Phòng, cuối cùng vì ngọn đuốc của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đã biến thành tro bụi. Trong hơn 2000 năm, Hạng Vũ được coi là thủ phạm đốt cháy cung điện A Phòng. Tuy nhiên, những lời đồn thổi hơn 2.000 năm đã kết thúc bằng những khám phá khảo cổ học của các chuyên gia khảo cổ. Điều cũng chứng minh rằng, Hạng Vũ không phải người ra lệnh đốt cung A Phòng như lời đồn trong dân gian hơn 2000 năm qua.

hang-vu-bi-aon-cung-a-phong-1701168846.jpeg
Tranh vẽ cung điện A Phòng lửa cháy 3 tháng không tắt.Ảnh Internet.

Theo Chinatimes, ông Vu Canh Triết - giáo sư Lịch sử vàVăn hóacủa Đại học Sư phạm Thiểm Tây ở Trung Quốc cho biết, bài thơ "A Phòng cung phú" miêu tả cung điện A Phòng thời nhà Tần rất xa hoa, đẹp đẽ đồng thời chính Hạng Vũ là người đã hạ lệnh cho thiêu rụi toàn bộ cung A Phòng. Tuy nhiên, Viện Khảo cổ học của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã thực hiện việc nghiên cứu kéo dài hai năm tại địa điểm được cho là từng xây cung A Phòng và khẳng định, cung A Phòng chưa bao giờ được hoàn thành chứ đừng nói đến việc bị đốt cháy.

Tờ Sohu cho biết, theo dữ liệu các nhà khảo cổ học đưa ra, trên nền đất được cho là khu vực sảnh trước của Cung điện A Phòng dài 1.270 mét từ đông sang tây và 426 mét từ bắc xuống nam. Ngày nay, trên nền đất chỉ còn một vài bức tường gạch ở các mặt phía tây, bắc và đông. Ở phía nam không có bất cứ bức tường nào còn sót lại. Các chuyên gia cũng không tìm thấy di tích kiến ​​trúc nhà Tần trong ba bức tường trên. Trên nền đất chỉ còn lại một số di tích kiến ​​trúc và lăng mộ từ thời Đông Hán - Bắc triều - nhà Tống và cả thời hiện đại.

Theo các chuyên gia khảo cổ học, do cung điện chưa được hoàn thành nên ở phía nam không ghi nhận việc xây dựng, điều này đồng nghĩa với việc sảnh trước của Cung điện chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, trong sử ký Tần Thủy Hoàng cũng chỉ ghi nhận việc "sẽ xây dựng cung điện" chứ không ghi nhận việc đã hoàn thành cung điện. Hơn nữa, đây cũng chỉ là thiết kế trên bản vẽ. Trong trường hợp này sẽ có không có khả năng Hạng Vũ đốt cung điện A Phòng.

 

hang-vu-bi-aon-cung-a-phong-1-1701168886.jpg
Các chuyên gia không tìm thấy dấu tích cung A Phòng được xây dựng chứ đừng nói đến việc bị thiêu cháy. Ảnh Internet.

Trên thực tế, sử sách không ghi rõ việc Hạng Vũ đốt Cung điện A Phòng mà chỉ ghi chép việc Tây Sở Bá Vương đốt cung điện ở Hàm Dương của nhà Tần. Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một lượng lớn đất bị cháy trong cung Hàm Dương.

Giải thích lý do vì sao Đỗ Mục lại "dựng" lên chuyện Hạng Vũ đốt cung A Phòng trong bài thơ "A Phòng cung phú", giáo sư Vu Canh Triết cho biết, điều này có liên quan chặt chẽ đến triết lý chính trị của chính Đỗ Mục. Đỗ Mục sống ở thời của hoàng đế Đường Kính Tông Lý Đam. Đường Kính Tông không những không quan tâm việc triều chính mà còn sống rất xa hoa. Trong thời gian trị vì, ông đã xây dựng rất nhiều cung điện và tìm kiếm mỹ nữ khắp nơi. Đỗ Mục xuất thân trong gia đình nhà nghèo, do đó, ông rất chán ghét hành vi ngông cuồng của Đường Kính Tông. Đỗ Mục viết "A Phòng cung phú" nhằm mục đích châm biếm và cũng đồng thời để ông thấy rằng, nếu Đường Kính Tông duy trì cuộc sống xa hoa thì việc các cung điện mà Đường Kính Tông xây dựng sẽ chung số phận với cung A Phòng - điều này cũng ám chỉ việc nhà Đường diệt vong.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm