Hành trình sống sót thần kỳ của đoàn thám hiểm Ernest Shackleton
Tàu thám hiểm Nam Cực lạc đến "hoang đảo ma" phủ đá hoa cương / Cỗ máy 2.300 năm tuổi, NASA chế tạo "quái vật" thám hiểm hành tinh đáng sợ
Suốt cả năm, con tàu chở đoàn thám hiểm bị mắc kẹt trong băng tuyết. Vào ngày 27/10/1915, cuối cùng con tàu cũng được giải thoát khi lớp băng bị sóng làm vỡ, đuôi tàu được nâng lên, giải phóng bánh lái và thân tàu. Nước lạnh buốt bắt đầu tràn vào khu vực băng bị vỡ. Đoàn thám hiểm hét lên vui sướng: “Tàu đang di chuyển. Đã tới lúc rời đi rồi”.
Từ giây phút nhà thám hiểm Ernest Shackleton và thủy thủ đoàn lên tàu thám hiểm Anh HMS Endurance, con tàu đã bất động suốt 10 tháng. Họ đã chuẩn bị cho giây phút con tàu được giải thoát khỏi lớp băng. Giờ đây, những người trên tàu đã di chuyển đồ đạc còn lại khỏi tàu và dựng trại trên băng. 25 ngày sau, con tàu lại rung chuyển lần nữa và biến mất vĩnh viễn dưới lớp băng.
Chuyến thám hiểm gian khổ
HMS Endurance rời South Georgia tới Nam Cực ngày 5/12/1914, chở theo 27 người, 69 con chó, một con mèo. Mục đích của trưởng đoàn thám hiểm Shackleton là thiết lập một căn cứ ở bờ biển Weddell ở Nam Cực. Ông đã hai lần không thể tới được Nam Cực.
Từ một đoàn thám hiểm nhỏ, họ đi qua biển Ross, phía Nam New Zealand. Tại đây, một nhóm khác đang chờ họ để đưa thực phẩm và nhiên liệu.
Hai ngày sau khi rời South Georgia, tàu HMS Endurance vào vùng băng nổi – lớp chướng ngại vật gồm các tảng băng biển dày vây quanh Nam Cực. Trong vài tuần, con tàu lần đường đi qua các tảng băng nổi, tiến về hướng Nam. Nhưng vào ngày 18/1, một cơn bão phía bắc đã thổi dạt đám băng vào đất liền, khiến chúng lèn chặt vào nhau.
Đột nhiên, HSM Endurance không có lối thoát, tiến không được mà lùi cũng không xong. Con tàu bị ngáng đường, như ví von của thủy thủ Thomas Orde-Lees là mắc kẹt như hạt hạnh nhân ở giữa thanh sô cô la.
Đoàn thám hiểm còn phải đi một ngày nữa là tới điểm dừng, nhưng giờ họ bị đám băng đẩy từ từ ra ra hơn mỗi ngày. Họ không thể làm gì ngoài chờ đợi mùa đông qua.
Theo một bác sĩ trên tàu tên là Alexander Macklin, Shackleton không giận dữ chút nào, cũng không tỏ dấu hiệu thất vọng dù nhỏ nhất. Ông bảo cả đoàn bình tĩnh, chờ mùa đông qua, giải thích cho họ nghe về nguy hiểm và các khả năng có thể xảy ra. Ông không mất tinh thần lạc quan và bắt tay chuẩn bị cho mùa đông.
Tuy nhiên, khi ở riêng với thuyền trưởng Frank Worsley vào một tối mùa đông, Shackleton đã dự báo điềm gở, nói rằng con tàu không thể ở trong điều kiện này. Có thể mất vài tháng, vài tuần hoặc vài ngày, nhưng một khi đã bị kẹt vào băng thì không thể thoát ra được.
Trong khoảng thời gian từ lúc từ bỏ tàu HMS Endurance cho tới lúc chứng kiến băng nuốt trọn con tàu, thủy thủ đoàn đã tìm cách giữ lại càng nhiều lương thực dự trữ càng tốt và hy sinh bất kỳ cái gì có thể khiến con tàu nặng thêm hoặc tiêu tốn nguồn lực quý giá như kinh thánh, sách, quần áo, dụng cụ, đồ lưu niệm. Một số con chó nhỏ không thể kéo đồ cũng bị bắn. Con mèo cũng chịu chung số phận.
Kế hoạch ban đầu của nhóm là di chuyển qua vùng băng tiến về đất liền, nhưng kế hoạch bị hủy bỏ sau khi thủy thủ đoàn chỉ gắng sức đi được 12km trong 7 ngày. Shackleton viết: “Không có lựa chọn nào khác ngoài việc việc cắm trại trên một tảng băng trôi một lần nữa và phải kiên nhẫn hết sức có thể để chờ điều kiện thuận lợn hơn nhằm thoát khỏi khu vực”.
Dần dần, tảng băng dạt xa hơn về phía bắc và ngày 7/4/1916, thủy thủ đoàn nhìn thấy đỉnh phủ tuyết của đảo Clarence và Elephant, dấy lên hy vọng. Shackleton viết trong nhật ký: “Băng trôi là bạn tốt của chúng tôi, nhưng nó đang ở cuối hành trình và có thể vỡ bất kỳ lúc nào”.
Ngày 9/4, tảng băng đã vỡ, tách đôi sau tiếng nứt mạnh bên dưới. Shackleton ra lệnh phá trại, hạ thuyền. Họ đã không còn ở trên tảng băng vừa là bạn vừa là thù nữa. Giờ họ có kẻ thù mới phải đối mặt: đại dương bao la. Đại dương hất nước lạnh giá lên mặt, lên người họ, rung lắc dữ dội thuyền của họ, khiến những thủy thủ dũng cảm phải cuộn người như trẻ con trên thuyền khi chống chọi với đại dương và cơn say sóng.
Trong suốt thời gian đó, thuyền trưởng Worsley đã chèo lái thuyền qua sóng gió. Sau 6 ngày lênh đênh trên sóng dữ, đảo Clarence và Elephant hiện ra đằng xa, cách chừng 48km. Toàn đội kiệt sức. Tới lúc đó, thuyền trưởng Worsley đã không ngủ 80 tiếng liền. Một số kiệt quệ vì say sóng, một số lại bị kiết lỵ hành hạ. Ít nhất một nửa đoàn thám hiểm đã không còn tỉnh táo. Dù vậy, họ vẫn quyết tâm chèo thuyền tới mục tiêu và vào ngày 15/4, họ đã tới bờ đảo Elephant.
Hành trình đi tìm hỗ trợ
Đây là lần đầu tiên họ ở trên mảnh đất khô ráo từ khi rời South Georgia 497 ngày trước. Tuy nhiên, thử thách còn lâu mới kết thúc. Khả năng có ai đó đi tàu ngang qua đảo Elephant mờ nhạt dần. Sau 9 ngày hồi phục và chuẩn bị, Shackleton, Worsley và 4 người nữa khởi hành trên tàu cứu sinh James Caird để tìm kiếm giúp đỡ từ trạm săn cá voi ngoài khơi South Georgia, cách đó gần 1.300km.
Trong 16 ngày liền, họ vượt sóng to gió lớn, liên tục phải múc nước ra khỏi tàu và đập băng đóng vào cánh buồm. Con tàu bị quăng lên vật xuống trên sóng lớn, dưới bầu trời xám xịt. Mỗi cơn sóng trên đại dương đều là kẻ thù cần coi chừng và vượt qua. Cứ mỗi lần tưởng như họ sắp chạm tới đích, lại có yếu tố bất ngờ xảy ra.
Vào một ngày, gió biển dường như thổi nhẹ hơn và họ đã cập bờ. Họ gần như sắp tìm được người hỗ trợ nhưng bão lại đẩy tàu James Caird ra xa và họ đã dạt vào phía bờ đối diện với trạm săn cá voi. Shackleton, Worsley và một người tên là Tom Crean đành đi bộ, vượt núi, vượt sông băng, đi qua những nơi con người chưa từng đặt chân tới. Sau 36 tiếng đi bộ mệt mỏi, họ đã lê bước tới trạm săn cá voi ở Stromness.
Không ai có thể hình dung nổi lại có ba người lạ mặt thình lình xuất hiện tại trạm săn cá voi, nhất là lại đi tới từ hướng núi. Thế nhưng, ba con người đó đã xuất hiện trong tình trạng râu tóc bờm xờm, mặt đen nhẻm vì bồ hóng và dầu mỡ, kiệt quệ sau gần 2 năm căng thẳng, thiếu thốn.
Quản lý trạm săn cá voi Thoralf Sorlle hỏi ba người đứng trước mặt: “Các anh là thứ quái gì vậy?”. Người đàn ông râu ria kinh khủng đứng giữa nói rất nhỏ: “Tôi là Shackleton”.
Sau khi đón ba thành viên trên tàu James Caird, mọi người dồn chú ý vào cuộc giải cứu 22 thành viên còn lại trên đảo Elephant. Sau tất cả những gì họ đã trải qua, nhiệm vụ cuối cùng mới là thử thách và tốn thời gian nhất. Con tàu đầu tiên mà Shackleton khởi hành đã cạn kiệt nhiên liệu khi lần đường qua đám băng trôi và buộc phải trở về quần đảo Falkland. Chính phủ Uruguay đã điều tàu tới cách đảo Elephant khoảng 160km thì bị băng đánh bật trở lại.
Trong khi đó, cứ mỗi sáng trên đảo Elephant, Frank Wild, người mà Shackleton giao nhiệm vụ quản lý nhóm, đều kêu gọi mọi người chuẩn bị sẵn sàng vì Shackleton có thể tới hôm nay. Ngày qua ngày, các thành viên trên đảo ngày càng mất tinh thần và hoài nghi. Nhiều người đã từ bỏ hy vọng có tàu tới cứu.
Tuy nhiên, Shackleton đã thu xếp được con tàu thứ ba, tàu Yelcho từ Chile, để đi giải cứu đồng đội. Ngày 30/8/1916, chuỗi ngày gian khổ của nhóm thám hiểm đã chấm dứt. Nhóm người trên đảo Elephant đang ngồi gặm xương sống hải cẩu luộc trong bữa trưa thì họ nhìn thấy tàu Yelcho ngoài khơi. Đã 128 ngày kể từ khi tàu James Caird rời đi. Trong vòng một tiếng, tàu Yelcho xuất hiện. Toàn bộ những người trên đảo đã nhổ trại và rời đảo Elephant. 20 tháng sau khi khởi hành tới Nam Cực, mọi thành viên thủy thủ đoàn của tàu HMS Endurance còn sống sót và an toàn.
Ernest Shackleton không bao giờ tới được Nam Cực. Ông đã thực hiện một chuyến thám hiểm nữa tới đây nhưng thủy thủ đoàn của HMS Endurance cùng tham gia với ông lần nữa nhận ra ông ngày càng yếu ớt, nhút nhát, không còn tinh thần đã từng giữ cho cả nhóm sống sót. Ngày 5/1/1922, khi tàu ở South Georgia, ông đã lên cơn đau tim và chết lúc mới 47 tuổi.
Sau khi Shackleton chết, Wild đưa con tàu tới Nam Cực nhưng không kham nổi nhiệm vụ. Sau một tháng cố gắng lách qua các tảng băng trôi, Wild đã khởi hành tới đảo Elephant. Từ boong tàu, họ nhìn qua ống nhòm nơi mà họ từng sống trong sợ hãi và hy vọng trước đây. Do cảm thấy không thể vượt qua nổi lên đã trở về nhà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
CLIP: Cảnh tượng ngỡ ngàng, tinh tinh hút thuốc lá "sành điệu" như con người
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được
CLIP: Báo đốm châu Mỹ hạ gục cá sấu khổng lồ, tạo nên bữa tiệc săn mồi đỉnh cao