Hé lộ bí ẩn hộp sọ của đại nhà văn William Shakespeare có thể đã bị đánh cắp
Bí ẩn kỳ lạ viên đá có nguồn gốc ngoài hành tinh khiến giới khoa học đau đầu / Những bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới vẫn còn tồn tại
Vì sao bia mộ W.Shakespeare lại khắc ghi lời nguyền?
Vào năm 1612, W.Shakespeare rời kinh thành London trở về quê nhà sau bao năm theo đuổi sự nghiệp viết văn và hoạt động sân khấu. Có thể ông đã nhận thấy sân khấu kịch Anh ngày càng sa sút và bị "quý tộc hoá" nên quyết định quay về, mua nhà và sống những năm cuối đời. Ngày 25 tháng 3 năm 1616, Shakespeare hoàn thành di chúc của mình, sức khỏe của ông không được tốt và qua đời sau đó một tháng, mất ngày 23 tháng 4 năm 1616.
Hầm mộ của W. Shakespeare tại thị trấn Stratford-upon-Avon.
Trong di chúc, Shakespeare để lại hầu hết tài sản cho cô con gái Susanna và quan trọng hơn, yêu cầu trên bia mộ của mình phải được viết những dòng chữ có nội dung: "Vì Chúa hãy ngăn cản những kẻ định đào bới ở đây. Chúa sẽ phù hộ những người tránh xa ngôi mộ và nguyền rủa kẻ dám động đến xương cốt của ta". (Nguyên văn tiếng Anh: "Good friend for Jesus sake forbeare. To dig the dust enclosed here. Blessed be the man that spares these stones. And cursed be he that moves my bones").
Để giữ cho mình giấc ngủ ngàn thu không bị hậu thế quấy rầy, W. Shakespreare đã cho khắc trên bia mộ lời nguyền như vậy. Thi thể ông được mai táng tại nhà thờ Holy Trinity, Stratford-upon-Avon. Đây cũng là nơi an nghỉ của các thành viên trong gia đình ông, gồm vợ, con gái và con rể. Vì những vấn đề liên quan tới yếu tố tâm linh, người ta thường tránh động đến các ngôi mộ của Shakespeare.
Có lời đồn cho rằng, lời nguyền này được thực hiện theo ý nguyện của Shakespeare. Vào thời của ông, việc xác người được khai quật để nghiên cứu hoặc để lấy chỗ chôn cất là khá phổ biến. Do vậy, nhà văn không muốn điều tương tự xảy ra với hài cốt của mình lẫn người thân và thực tế, lời nguyền này đã có tác dụng. Ngay cả khi mộ được sửa chữa vào năm 2008, các công nhân cũng không dám di chuyển dù chỉ những viên đá chứ chưa nói là động tới xương cốt của Shakespeare.
Mở ra hướng nghiên cứu mới
Gần đây, các nhà khoa học đã đề xuất việc khai quật và nghiên cứu hài cốt của Shakespeare bằng phương pháp tương tự với vua Richard III. Nhiều người cho rằng, họ sẽ có cơ hội kiểm nghiệm sự linh ứng lời nguyền trên mộ Shakespeare. Theo giáo sư Francis Thackeray ở ĐH Witwatersrand, Johannesburg, người muốn khai quật mộ Shakespeare, họ chỉ cần hé lộ phần xương cốt và thực hiện các phương pháp quét với độ phân giải cao mà không cần chạm vào các mảnh xương.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quét radar hầm mộ của nhà văn sau khi có sự cho phép của nhà thờ Holy Trinity, bằng cách sử dụng radar quét xuyên qua đất để khám phá bên trong quan tài. Theo Kevin Colls, chuyên gia khảo cổ ở ĐH Staffordshire, trưởng nhóm nghiên cứu, phát hiện phù hợp với câu chuyện vẫn được đồn đại bấy lâu, rằng hộp sọ của Shakespeare đã bị đánh cắp từ năm 1794. "Nơi an táng có một sự xáo trộn bất thường, dường như có kẻ nào đó đã lẻn vào đây mang đi hộp sọ của nhà văn", Kevin Colls cho hay.
Theo CNC, hộp sọ có thể đã bị đánh cắp đúng như thông tin nêu trong tạp chí có tên Argosy năm 1879. Nó không phải hộp sọ bị cáo buộc đánh cắp giữ tại một nhà thờ giáo xứ nằm ở phía Bắc cách Stratford khoảng hơn 20 km, vì đây là sọ của một phụ nữ. Vì vậy, qua nghiên cứu quét radar do nhóm Kevin Colls thực hiện "sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới, rằng hộp sọ Shakespeare có thể đang nằm ở đâu đó". Tuy nhiên, người ta vẫn bán tín bán nghi về câu chuyện này suốt nhiều năm qua, có lẽ là do lời nguyền nổi tiếng bí ẩn kia nên mọi thứ lại càng trở nên ma mị hơn.
Sau dịp tu sửa hầm mộ năm 2008, không một ai dám di chuyển hiện vật khiến dư luận vẫn tin rằng, chính nhờ sự linh thiêng của lời nguyền nên đã cản bước những kẻ đào trộm mộ. Thực hư ra sao đến nay vẫn chưa ai rõ, chưa có lời giải đáp chính thức. Điều này khiến cuộc đời và cái chết của Shakespeare càng trở nên kỳ bí, thu hút sự hiếu kỳ của dư luận. Những thắc mắc trên giống như nhân vật Hamlet trong vở kịch kinh điển mà chính Shakespeare đã tạo ra, cùng câu nói bất hủ "tồn tại hay không tồn tại". Liệu rằng giả thuyết về hộp sọ mất tích của Shakespeare có thật hay không?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?