Hi vọng hồi sinh khủng long từ hóa thạch 75 triệu năm trước
Sự thật về phôi khủng long niên đại 190 triệu năm / 'Quái vật điên' sống sót giữa những bầy khủng long khổng lồ
Báo VnExpress đưa tin từ BBC, các nhà khoa học phát hiện dấu vết còn sót lại của tế bào hồng cầu và mô liên kết trong móng hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi. Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu kỹ hơn về các loài khủng long, mở ra hi vọng tìm thấy bộ ADN của loài động vật này.
Các nhà khoa học tại trường đại học Imperial London, Anh mới đây kiểm tra móng vuốt hóa thạch khủng long theropod trong bộ sưu tập trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Họ đã phát hiện các tế bào máu và mô của một loài khủng long. Cụ thể, nhóm nghiên nhận thấy những cấu trúc hình quả trứng nhỏ xíu, cùng với một lõi đậm đặc hơn ở bên trong giống như tế bào hồng cầu. Trong mảnh hóa thạch khác, họ thu được nhiều sợi dài tương tự như collagen có trong gân, dây chằng và da động vật ngày nay.
Nhóm nghiên cứu sử dụng máy phân tích quang phổ tìm hiểu thành phần hóa học của cấu trúc được xem là protein collagen và tế bào hồng cầu trong hóa thạch. Họ phát hiện những đoạn nhỏ có trong collagen trông giống axit amin, thành phần cấu tạo nên protein. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu của khủng long theropod rất giống với tế bào hồng cầu của loài chim Emu hay còn gọi là đà điểu châu Úc, một hậu duệ của loài khủng long.
"Có một mối liên hệ rất đặc biệt trong nhóm động vật có xương sống, đó là tế bào hồng cầu càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất càng nhanh. Động vật có tỷ lệ trao đổi chất nhanh sẽ có xu hướng là loài máu nóng, ngược lại tỷ lệ trao đổi chất chậm hơn sẽ là loài máu lạnh", Maidment, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Giới khoa học từ lâu đã tranh luận với nhau về việc khủng long là loài máu nóng hay máu lạnh, nhưng họ vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề này. Các tế bào hồng cầu trong nghiên cứu nhỏ hơn so với chim Emu. Tuy nhiên, đó cũng có thể là do chúng bị nhỏ đi và co lại theo thời gian.
Maidment cho biết thêm: "Hầu hết những con vật có họ hàng gần gũi sẽ mang cấu trúc collagen tương tự nhau. Nếu chúng ta có thể trích xuất một số collagen và tìm thấy chúng ở nhiều loài khủng long, nó sẽ minh chứng cho mối quan hệ giữa các cá thể trong họ hàng của loài khủng long”.
Phát hiện này giúp các nhà khoa học có thêm hy vọng trong việc tìm ra bộ ADN của loài khủng long. Tuy nhiên để làm được điều này, giới khoa học cần tìm được những mẫu hóa thạch được bảo quản trong điều kiện rất tốt. Đó phải là điều kiện không có vi khuẩn hoặc băng đá để đảm bảo các tế bào không bị phân hủy.
Cho dù không thể tìm được bộ ADN của khủng long, từ mẫu máu và mô này các nhà khoa học có thể hiểu thêm về các chức năng sinh lý và tập tính của các loài khủng long. Theo đánh giá thì mẫu hóa thạch này có niên đại 75 triệu năm, tức là trước khi loài khủng long T-rex xuất hiện 10 triệu năm.
Với phương pháp mới này, các nhà khảo cổ có thể tìm những mẫu máu trong các hóa thạch khác đã được tìm thấy trước đây. Nó mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngành khảo cổ mà các nhà khoa học chưa từng biết đến. Hơn thế nữa, nếu như có thể tìm ra bộ ADN của loài khủng long, dấy lên hi vọng các nhà khoa học có thể hồi sinh được loài động vật này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào