Khám phá

Hiện tượng "tuyết muối" rơi ngập Biển Chết khiến khoa học đau đầu suốt gần 50 năm cuối cùng đã có lời giải

Từ thập niên 1970, khoa học đã cảm thấy hết sức khó hiểu khi biển chết xuất hiện những đám muối dày đặc, trông tựa như tuyết rơi vậy.

Sự thật tàn nhẫn quanh cái chết của cá nhám voi trên bờ biển với bụng đầy túi nilon / Sinh vật vàng khè kỳ lạ khiến các chuyên gia ngỡ ngàng, hóa ra là con mòng biển ngã vào bột cà-ri

Biển Chết là một cái tên kỳ lạ. Gọi là "biển" nhưng thực chất nó chỉ là một cái hồ lớn. Nước trong hồ thì mặn nhất thế giới, đến mức không một loài cá nào tồn tại được trong đó. Và hàng thập kỷ qua, nơi đây còn xuất hiện một hiện tượng hết sức lạ kỳ, mang tên tuyết muối.

Thực ra thì trước kia, Biển Chết không mặn đến thế. Nó vốn là một cái hồ ngập mặt tại Jordan và Israel. Nhưng từ đầu thập niên 1970, nguồn nước ngọt đổ vào hồ đã bị cắt, khiến mực nước của "biển" hạ thấp xuống và đẩy độ mặn lên cực cao.

Vấn đề là ở chỗ các năm sau đó, khoa học quan sát thấy mặt hồ bỗng xuất hiện những lớp muối trông như tuyết, rơi xuống dọc theo lòng hồ với tốc độ tích tụ khoảng 10cm/năm, tạo thành các cấu trúc trông như ngón tay người. Khoa học gọi nó là "fingering" (finger - ngón tay), và cảm thấy hoàn toàn khó hiểu vì hiện tượng này như xô đổ mọi định luật vật lý đương thời.

Hiện tượng tuyết muối rơi ngập Biển Chết khiến khoa học đau đầu suốt gần 50 năm cuối cùng đã có lời giải - Ảnh 1.

Các lớp tuyết muối xuất hiện trên mặt Biển Chết

Nhưng đó chỉ là khoa học chưa hiểu hết về nó thôi. Mọi thứ đều có lý do, và mới đây các nhà khoa học từ Hiệp hội địa vật lý Hoa Kỳ đã tìm ra nó.

"Các "ngón tay muối" thực ra chỉ dày từ vài milimet đến vài centimet thôi, nhưng chúng có ở khắp bề mặt hồ," - Eckart Meiburt, tác giả nghiên cứu cho biết.

Trong những tháng hè, sức nóng từ Mặt trời khiến mặt hồ nóng lên, chia nó thành 2 lớp: một lớp nước ấm bên trên, và nước lạnh, ít mặn hơn phía dưới. Lớp nước trên sẽ mặn hơn vì nhiệt độ khiến nước bốc hơi. Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng lớp nước bên trên có thể bị nhiễu loạn bởi sóng, khiến nó dần di chuyển và hòa lẫn vào làn nước lạnh và đậm đặc hơn bên dưới.

Hiện tượng tuyết muối rơi ngập Biển Chết khiến khoa học đau đầu suốt gần 50 năm cuối cùng đã có lời giải - Ảnh 2.

Nhiệt khuếch tán nhanh hơn tốc độ muối tan chảy, nên muối sẽ nhanh chóng kết tinh, tạo thành các tinh thể muối (hay còn gọi là tuyết muối) và tích tụ lại thành dạng ngón tay.

"Ban đầu các ngón tay muối quá nhỏ để quan sát. Nhưng sau đó chúng sẽ phản ứng với nhau, hòa tan rồi lại kết tinh, tạo thành những cấu trúc lớn hơn," - trích lời Raphael Ouillon, một tác giả khác của nghiên cứu.

 

Nhưng đó chỉ là giả thuyết thôi. Còn mới đây, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Waer Resource đã chính thức xác nhận giả thuyết về "ngón tay muối" là có thật, dựa trên các giả lập từ máy tính.

Hiện tượng tuyết muối rơi ngập Biển Chết khiến khoa học đau đầu suốt gần 50 năm cuối cùng đã có lời giải - Ảnh 4.

Ngón tay muối

"Hiện tượng này khiến Biển Chết sở hữu một hệ thống cực kỳ độc đáo," - Nadav Lensky, chuyên gia địa chất học cho biết. "Về cơ bản, chúng ta có một phát hiện mới về một trong những bí ẩn làm đau đầu khoa học bấy lâu nay."

Nghiên cứu cho phép các chuyên gia hiểu hơn về các quá trình vật lý diễn ra tại Biển Chết, cũng như cách muối được hình thành như thế nào tại các địa điểm khác - chẳng hạn như tại biển Địa Trung Hải.

Theo Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm