Hóa thạch ở Trung Quốc tiết lộ khủng long có cổ dài 15 mét
Hóa thạch của loài khủng long Mamenchisaurus sinocanadorum được khai quật vào năm 1987 từ những tảng đá 162 triệu năm tuổi ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nhưng gần đây, các nhà khoa học mới đánh giá lại toàn bộ chiều dài cổ của con vật.
Tìm lại được “kho báu” hóa thạch mất tích sau 70 năm / Hóa thạch của loài săn mồi 3 mắt 500 triệu năm tuổi còn lưu giữ nguyên vẹn bộ não
Phân tích mới về xương cổ và hộp sọ của hóa thạch cho thấy, loài khủng long này có chiếc cổ dài 15 mét, gấp rưỡi chiều dài của một chiếc xe buýt hai tầng. Như vậy, Mamenchisaurus sinocanadorum là loài động vật có cổ dài nhất từng được biết đến nay.
Khủng long ăn cỏ khổng lồ Mamenchisaurus sinocanadorum sống ở Đông Á hơn 160 triệu năm trước, dài tới 50 mét từ mõm đến đuôi và nặng hơn 70 tấn.
Hình minh họa. Nguồn:Natural History Museum
"Mamenchisaurus sinocanadorum là loài sauropoda [khủng long chân thằn lằn] có cổ dài nhất được phát hiện cho đến nay, nhưng khả năng cao là có những con sauropod còn lớn hơn, dài hơn đã đi lang thang quanh khu vực ngày nay là Trung Quốc vào kỷ Jura muộn", Andrew Moore, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Stony Brook ở New York, cho biết. "Khó tin rằng chúng ta tình cờ phát hiện ra ngay loài sauropod lớn nhất từng tồn tại, và giả định hợp lý hơn là có những loài lớn hơn nữa vẫn chưa được khám phá. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng chúng đã hóa thạch, và đang được các nhà cổ sinh vật học khám phá."
Cổ dài là một trong những đặc điểm cơ thể cơ bản cho phép các loài sauropod đạt được kích thước khổng lồ như vậy. Cổ dài giúp chúng gặm cỏ trên những khu vực thực vật rộng lớn trong khi đứng yên một chỗ, nghĩa là chúng có thể ăn hàng tấn thức ăn mà không tốn nhiều năng lượng di chuyển. Cổ dài cũng có thể giúp các loài sauropod giữ mát bằng cách tăng diện tích bề mặt cơ thể - giống như cách voi giữ mát bằng đôi tai lớn.
Lối sống của sauropod đã thành công một cách ấn tượng, phát triển từ rất sớm trong lịch sử khủng long và kéo dài cho đến những ngày cuối cùng trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt do tác động của một tiểu hành tinh cách đây 66 triệu năm. Những con khủng long còn sống sót sau vụ va chạm thiên thạch là tổ tiên của loài chim hiện đại.
Kể từ khi những hóa thạch đầu tiên của loài sauropod được phục hồi, các nhà khoa học đã rất bối rối trước bí ẩn làm thế nào mà chúng phát triển cổ dài và cơ thể to lớn như vậy mà không bị sụp xuống dưới sức nặng của chính mình. Các bản chụp X quang hóa thạch loài khủng long cổ dài Mamenchisaurus cho thấy các đốt sống nhẹ và rỗng, 2/3 đến 3/4 thể tích là rỗng. Các đặc điểm bộ xương tương tự cũng được quan sát thấy ở loài chim cần giảm trọng lượng để bay. Ở các loài sauropod, những bộ xương nhẹ như vậy sẽ dễ bị gãy, nhưng chúng có hệ xương cổ giống như xương sườn, với các khúc xương kéo dài và vòng ra 2 bên, giúp làm cứng cổ và cải thiện độ ổn định.
Theo Tiến sĩ Moore, một trong những điều đáng chú ý nhất về những con sauropod khổng lồ là độ nhẹ của xương.
“Giống như những người anh em họ còn sống của chúng là loài chim, sauropod thay thế tủy và mô xương nặng bằng các khoang rỗng. Một cấu trúc nhẹ như vậy là rất quan trọng để làm giảm trọng lượng những chiếc cổ khổng lồ của những con sauropod lớn nhất", Moore nói.
Phân tích mới đã được công bố trên Journal of Systematic Palaeontology.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Cột tin quảng cáo