Hoàng đế "không sợ trời, không sợ đất" nhưng khi xây dựng lăng mộ cho mình, sợ nhất là gặp phải thứ này
Thời phong kiến, phi tần của hoàng đế sau khi chết đều bị bịt kín hậu môn, tại sao? / Nữ nhân này được độc sủng hậu cung, đem vinh hoa về cho mẫu tộc, nhưng cuối đời lại từ chối gặp mặt Hoàng đế vì lý do xót lòng
Trong suốt cuộc đời của mình, các vị Hoàng đế đều dốc sức xây dựng lăng mộ sang trọng và kín đáo, đồng thời "bài trí" nhiều cơ quan khác nhau để ngăn những kẻ trộm mộ. So với những kẻ trộm mộ, có một điều khiến các nhà vua sợ hãi hơn khi xây lăng vì ngay cả khi sắp hoàn thành mà gặp phải chúng thì buộc phải bỏ dở.
Quy mô lăng mộ của Hoàng đế rất lớn, từ khâu thăm dò đến thiết kế đã tiêu tốn rất nhiều nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian. Tuy nhiên, do công nghệ thăm dò tương đối lạc hậu nên không thể tránh được những tai nạn.
Một số tai nạn có thể khắc phục được, trong khi có những trường hợp chỉ có thể cam chịu. Thứ mà các nhà vua sợ gặp phải nhất khi xây dựng lăng tẩm chính là đá mẹ.
Đá mẹ là gì?Theo cổ địa chất, “đá mẹ” thực chất là “đá tích thủy” hay “đá suối”, người xưa gọi là “thủy chi tinh hóa”.
Đây là loại đá vôi tương đối quý hiếm, chủ yếu ẩn mình trong các tầng nước ngầm, hay nói cách khác: Đá mẹ là loại đá được ngâm trong mạch nước ngầm hàng nghìn năm. Nếu gặp phải, nghĩa là dưới vùng đất này có nguồn nước ngầm dồi dào.
Trong quá trình xây lăng mộ của nhà vua, ngoài việc lựa chọn phong thủy và quy cách thì cũng cần tránh các mạch nước ngầm. Suy cho cùng, Hoàng lăng là cung điện của Hoàng đế sau khi qua đời, ai lại muốn cung điện của mình bị ngập lụt?
Vì thế khi lựa chọn địa điểm xây dựng lăng mộ, nhà vua sẽ rất cẩn thận và cố gắng tránh những nơi có mạch nước ngầm.
Gặp phải đá mẹ: Phá bỏ lăng tẩm, xâm phạm nơi an nghỉ của tổ tiênMặc dù cơ hội gặp phải đá mẹ là rất nhỏ, nhưng lịch sử đã ghi nhân có một vị Hoàng đế không may gặp phải trường hợp này, đó chính là Hoàng đế Đạo Quang.
Hoàng đế Đạo Quang nổi tiếng là tiết kiệm nhưng đặc biệt trong vấn đề tu sửa lăng mộ của hoàng thất ông lại là người vô cùng hào phóng. Ông đã chi rất nhiều tiền cho việc xây lăng mộ, tốn rất nhiều tiền của.
Khi lăng được xây được nửa chừng, Hiếu Mục Thành Hoàng hậu qua đời và Hoàng đế Đạo Quang đã ra lệnh chôn cất bà trong lăng mộ đã được xây dựng một nửa. Tuy nhiên, không bao lâu sau thì trong lăng bị một dòng nước ngầm dội xuống, ngay cả quan tài của Hoàng hậu cũng không thể mang ra ngoài.
Khi Hoàng đế Đạo Quang đến hiện trường, ông thấy rằng không chỉ có nước tích tụ trong lăng mà một số nơi đã sụp đổ. Cho nên, dù không muốn thì cái lăng tẩm này vẫn phải bỏ đi. Cảnh tượng trước mắt khiến ông tức giận và nhanh chóng cử người đến kiểm tra xem có chuyện gì xảy ra.
Kết quả của cuộc điều tra là một người công nhân đã tìm thấy viên đá mẹ ngay từ đầu nhưng đã lấp liếm và không khai báo. Thì ra hai vị Hoàng tử đang giám sát công việc sợ Hoàng thượng trách móc nên sau khi đào đá mẹ, họ đã giấu nhẹm đi. Cuối cùng, hai Hoàng tử bị trừng phạt nặng nề và bị giáng chức, những người chịu trách nhiệm xây dựng lăng mộ đều bị xử tử.
Tựu trung lại, dù đá mẹ nhỏ bé nhưng có sức mạnh khiến kẻ thống trị phải run sợ. Các vị hoàng đế xưa cũng rất mê tín, nếu đào được loại đá này cũng giống như gặp phải vận đen, có thể ảnh hưởng đến sự thái bình của dân chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Ảnh minh họa.