Khám phá

Hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa cuối đời mắc sai lầm như Tần Thủy Hoàng

Hoàng đế Đường Thái Tông được biết đến là người đưa Trung Hoa phát triển cực thịnh, nhưng cuối đời ông cũng không còn sáng suốt và mắc đúng những sai lầm mà ông từng chê ở Tần Thủy Hoàng.

Lạ kỳ tình cảm thắm thiết của cặp đôi bê và lợn / Chuyện ít người biết về 4 ngôi đền thiêng được xem là “Tứ trấn Thăng Long”

hoang de vi dai nhat trung hoa cuoi doi mac sai lam nhu tan thuy hoang the nao? hinh anh 1

Hình tượng Đường Thái Tông trong phim truyền hình Trung Quốc.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân là con thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên, hoàng đế thứ hai của nhà Đường.

Theo dân gian lưu truyền, năm lên 4 tuổi, một vị thầy tướng số từng nhìn Lý Thế Dân mà tiên đoán: "Người này tương lai nhất định có thể tế thế an dân, lưu danh sử sách".

Sau này, Lý Thế Dân đã tạo ra một thời kỳ cực thịnh của nhà Đường, với niên hiệu là Trinh Quán. Ông được người đời sau đánh giá là hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Đến năm 51 tuổi, Đường Thái Tông không tránh được số mệnh, băng hà sau một thời gian dài lâm bệnh. Nhưng cái chết của ông đến không hề suôn sẻ, khiến ông dằn vặt giữa cuộc sống và cái chết.

Từng chê cười Tần Thủy Hoàng

 

Sinh thời, hoàng đế Lý Thế Dân nam chinh bắc chiến, là quân sư cho cha là Lý Uyên để đoạt ngôi của nhà Tùy.

Ngô Cảng, một sử gia nhà Đường, đã ghi lại quan điểm phán xét hưng vong của các vương triều giữa Đường Thái Tông và đại thần.

Năm Trinh Quán thứ nhất (626), Đường Thái Tông hỏi các đại thần: “Chu Vũ Vương bình định hỗn loạn Trụ vương triều Thương, vì thế mà có được thiên hạ; Tần Thủy Hoàng thừa cơ nhà Chu suy nhược mà thôn tính lục quốc; cách họ lấy được thiên hạ có gì khác nhau? Đế nghiệp ngắn dài vì sao mà khác xa như vậy?”

hoang de vi dai nhat trung hoa cuoi doi mac sai lam nhu tan thuy hoang the nao? hinh anh 2

Tần Thủy Hoàng bất lực trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh.

 

Các đại thần cho rằng đó là do người dân có quan điểm khác nhau. Nhưng Thái Tông không nghĩ như vậy, nói rằng: “Nhà Chu sau khi hưởng đại ân, càng nỗ lực nhân nghĩa; còn nhà Tần một khi đạt mục đích, bèn thực thi chuyên quyền dối trá và bạo lực. Họ không chỉ khác nhau về cách đoạt lấy thiên hạ, mà còn khác nhau về cách trị vì giang sơn. Đế nghiệp ngắn dài, Trẫm nghĩ đạo lý chính là ở chỗ này”.

Hoàng đế Đường Thái Tông nổi tiếng là người hiểu rõ đạo lý, không hề mê tín không tin vào linh đơn, đan dược. Theo sử sách Trung Quốc, ông từng chê bai Tần Thủy Hoàng – vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa chết khi sự nghiệp còn dang dở vì không tìm được thuốc trường sinh.

Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng thử tất cả những loại thuốc có thể để rồi nhiễm độc thủy ngân. Các cận thần cố gắng che giấu cái chết của hoàng đế càng lâu càng tốt.

Ông được đưa về kinh thành bằng kiệu che kín và ngụy trang bằng cá ươn. Hoàng đế vẫn được dựng ngồi trong kiệu với thức ăn như thể đang ăn.

hoang de vi dai nhat trung hoa cuoi doi mac sai lam nhu tan thuy hoang the nao? hinh anh 3

Đội quân đất nung canh gác mộ Tần Thủy Hoàng.

 

Không bao lâu sau, khởi nghĩa nông dân bùng nổ. Trong triều, hoạn quan lũng đoạn quyền lực. Giang sơn mà Tần Thủy Hoàng dày công xây dựng, lại bị chia cắt.

Tần Thủy Hoàng chỉ thọ 49 tuổi. Ông chưa bao giờ chọn người kế vị vì luôn tin rằng mình sẽ trường sinh và đây được xem là sai lầm lớn nhất của vị vua nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Hoa.

Cuối đời mắc sai lầm củatiền nhân

Năm 636, sau khi chứng kiến cuộc đời trải qua nhiều biến cố, Đường Thái Tông muốn sống lâu hơn nữa để nối dài cơ nghiệp. Ông cho tìm các đạo sĩ trên khắp Trung Hoa nhằm điều chế thuốc trường sinh.

9 năm sau, trong trận chiến với Cao Câu Ly, Đường Thái Tông trúng tên, bị thương nặng. Sức khỏe của hoàng đế nhà Đường vì thế ngày càng trở nên kiệt quệ.

 

Cuốn "Tư trị thông giám" của sử gia Tư Mã Quang thời Tống có chép: "Khi Thái Tông ngự giá đông chinh, từng mắc qua căn bệnh mụn nhọt lở loét". Đây được coi là dấu hiệu xuất hiện phổ biến ở những người lạm dụng đan dược.

Năm 648, Đường Thái Tông còn bị trúng phong, nằm bất động trên giường, không thể thiết triều. Trải qua hơn nửa năm ròng châm cứu và chữa trị, bệnh tình của ông mới được cải thiện nhưng cũng chỉ đi lại được một cách hạn chế.

Trong những năm tháng nằm trên giường bệnh, Đường Thái Tông trở nên thèm khát sự bất tử, trường sinh hơn bao giờ hết.

Năm Trinh Quán thứ 22 (649), đại thần Vương Huyền Sách có tiến cử cho hoàng đế một vị cao tăng đến từ Ấn Độ. Cao tăng này tự nhận mình đã sống tới 200 tuổi và có cách kéo dài tuổi thọ.

hoang de vi dai nhat trung hoa cuoi doi mac sai lam nhu tan thuy hoang the nao? hinh anh 4

Đường Thái Tông dù sáng suốt đến mấy sau này cũng mắ sai lầm như Tần Thủy Hoàng.

 

Đường Thái Tông cả đời sáng suốt, nhưng đến khi đối mặt với cái chết cũng đi theo “vết xe đổ” của các vị tiền nhân.

Hoàng đế nhà Đường tin vào những lời hão huyền đó để rồi xếp cho cao tăng ở trong một dịch quán vô cùng xa hoa. Hàng ngày được ăn sơn hào hải vị và luôn có một đám người theo sau phục dịch. Cuộc sống không khác gì hoàng đế.

Sử sách Trung Quốc chép lại: “Thái Tông vô cùng lễ kính, thường xuyên lui tới đạo quán để nhờ cao tăng luyện thuốc tiên”.

Sau một thời gian lạm dụng đan dược, sức khỏe của Đường Thái Tông không hề tiến triển. Ông mắc thêm bệnh kiết lỵ và băng hà ở tuổi 51, mở ra một giai đoạn rối loạn trong triều.

Ông không hề biết rằng người sau này bước lên đỉnh cao quyền lực lại chính là một phi tần của mình năm xưa - nữ hoàng Võ Tắc Thiên.

 

1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm