Khám phá

Kết cục của người "1 câu nói lấy giang sơn cho Võ Tắc Thiên"

Có công “dâng cả giang sơn” cho Võ Tắc Thiên, nhưng điều mà Tể tướng Bùi Viêm nhận được lại là một kết cục vô cùng bi thảm.

Thấy Hoàng đế đi qua, Võ Tắc Thiên đánh bạo "làm liều" 1 việc và sau này trở thành Võ hậu / Sự tàn độc đến lạnh người của "vị vua" máu lạnh nhất lịch sử Trung Hoa - Võ Tắc Thiên

Năm Hoằng Đạo nguyên (năm 683), Đường Cao Tông Lý Trị bệnh tình nguy kịch.

Nhận thấy Thái tử Lý Hiển trông coi quốc sự còn thiếu kinh nghiệm, ông đã để lại di chiếu chỉ định Tể tướng Bùi Viêm cùng hai thị lang Lưu Kỳ Hiền và Quách Chính làm “cố mệnh đại thần” phò tá Thái tử đăng cơ.

Quyền “kiêm quyết đại sự” được Cao Tông giao cho Võ hậu – Võ Tắc Thiên.

Theo di chiếu của tiên đế, Võ Tắc Thiên không có quyền can dự quá nhiều vào việc triều chính. Chỉ khi ý kiến của Hoàng đế và các đại thần không đồng nhất, Võ hậu mới được đưa ra quyết định.

Đối với việc củng cố quyền lực của Võ hậu, di chiếu của tiên đế chính là một chiếc vòng kim cô. Tuy rằng trong tay, bà nắm quyền quyết định những việc lớn, nhưng khi Hoàng đế thành niên, hiển nhiên Võ Tắc Thiên sẽ không được can thiệp chính sự.

Tuy nhiên, ba ngày sau khi Cao Tông qua đời, Thái tử lên ngôi, nhưng Tể tướng Bùi Viêm lại cho rằng việc kế thừa của Lý Hiển là không chính thức, phủ nhận quyền “Phát lệnh tuyên sắc” của Thái tử.

Ông cũng chính là người đã đưa ra đề nghị: “Mọi việc theo lệnh Thái hậu thi hành”.

Dâng quyền lực tận tay Võ hậu

Hành động này của Tể tướng Bùi Viêm đã tuyệt đối hóa mọi quyền lực của Võ hậu, cho phép Võ Tắc Thiên đường đường chính chính có được quyền nhiếp chính.

Hành động chưa từng có tiền lệ trong trong lịch sử của Bùi Viêm mở ra những cơ hội vàng cho Võ Tắc Thiên.

Từ khi lên làm Hoàng hậu, bà khuynh đảo triều chính, nắm trong tay quốc gia và vận mệnh bách tính. Cao Tông lúc còn tại vị đã ý thức được điều này, nên trước lúc băng hà đã để lại di chiếu hạn chế quyền lực của vợ mình.

Dựa vào lý lẽ của Tể tướng Bùi Viêm, Võ hậu thản nhiên nắm thực quyền. Thái tử Lý Hiển sau này muốn chính thức đăng cơ sẽ phải suy tôn bà làm Hoàng Thái hậu, đồng thời trao cho bà quyền buôn rèm nhiếp chính.

Đây cũng chính là bước đệm cho họ Võ khuynh đảo Đường triều sau này.

Đánh giá thấp Võ hậu, Bùi Viêm không thể ngờ rằng người phụ nữ này có thể trở thành Hoàng đế của triều đại hưng thịnh bậc nhất Trung Quốc cổ đại. (Ảnh minh họa)

Vào thời điểm đó, trong triều đình không ai dám kháng lại lệnh của Tể tướng, song những luận điệu của Bùi Viêm đã bị người đời không ngớt lời chỉ trích.

Tuy nhiên chốn quan trường đã rèn luyện cho Bùi Khiêm bản lĩnh vững vàng. Tự cho rằng quyết định của mình là đúng, Tể tướng nuôi mộng thao túng triều đình, hiện thực hóa lý tưởng trị quốc của tiêng mình.

Chính vì giấc mộng hoàng kim này, Bùi Viêm từ lâu đã dựng lên một bàn cờ chính trị.

Khi Trung Tông kế vị ngôi báu từ vua cha, ông đã đến tuổi thành niên. Vì thế, với tư cách là một đại thần trong triều, Bùi Viêm biết rằng ông ta khó có thể hoàn toàn thao túng tân vương.

Vì lẽ đó, Tể tướng đã trao quyền cho Võ hậu, biến người phụ nữ khao khát quyền lực này trở thành đối trọng của Hoàng đế, cũng là biến cả hai người trở thành quân cờ trên bàn cờ chính trị để tùy cơ thao túng.

 

Bùi Viêm vẫn cho rằng “mọi sự đều do Thái hậu quyết” chỉ là phát ngôn trên danh nghĩa. Võ Tắc Thiên dù có tài năng, nhưng tham vọng quá lớn, lại chỉ là thân phận nữ nhi, dù không dễ chế ngự, nhưng vẫn phải chịu ảnh hưởng từ các đại thần.

Ban đầu, mọi chuyện diễn biến đúng như Bùi Viêm dự liệu. Võ hậu nắm quyền, Bùi Viêm trở thành cánh tay đắc lực, cả hai bắt tay nhau thao túng Đường triều.

Năm 684, Hoàng đế Trung Tông (Lý Hiển) muốn lập con gái của Vi thị lang là Vi Huyền Trinh lên làm Hoàng hậu, còn muốn ban cho con của nhũ mẫu chăm sóc Huyền Trinh một chức quan ngũ phẩm.

Tuy nhiên, Bùi Viêm cương quyết phản đối vì cho rằng hai người này không đủ tư cách.

Trung Tông vô cùng nổi giận, nhất thời nói rằng: “Đến cả giang sơn này ta cũng có thể đem cho Huyền Trinh, một chức quan thì có đáng gì?”

 

Cũng chính vì câu nói này, Bùi Viêm đã cùng Võ Tắc Thiên lập mưu chuyện phế đế, đưa Lý Đán lên ngôi.

Chuyện phế, lập hoàng đế, đối với Võ Tắc Thiên chính là loại bỏ đi đối thủ lớn nhất trong triều đình, đồng thời cũng là đòn phủ đầu thị uy đối với các đại thần và Hoàng đế sau này.

Mặc dù biết lời nói của Trung Tông chỉ là xúc động nhất thời, nhưng Bùi Viêm vẫn lấy cớ đó để giúp Võ hậu mưu toan chuyện phế lập.

Ông ta cho rằng Hoàng đế nay đã trưởng thành, ngày càng khó để thao túng, nên sớm phế bỏ, vừa có thể lấy đó để “răn đe” tân đế, vừa có thể khiến Võ hậu “mang ơn” với mình.

Nhưng ngoài dự kiến của Bùi Viêm, sau chuyện phế đế, quyền lực và vây cánh của Võ hậu ngày càng được củng cố. Võ Tắc Thiên ngày cành bành trướng thế lực của mình.

 

Âm mưu trừ khử lẫn nhau

Mối quan hệ giữa hai người cũng từ đó mà nảy sinh nhiều dạn nứt.

Bùi Viêm trong thâm tâm vẫn không muốn để một phụ nữ làm chủ cục diện, nhất là khi bà ta ngày càng can thiệp nhiều đến chuyện triều chính. Cho tới lúc Bùi Viêm ra mặt ngăn cản Võ hậu sát hại Tôn thất hoàng tộc, mâu thuẫn giữa hai người đã lên tới đỉnh điểm.

Sau nhiều lần đấu đá, Bùi Viêm nhận thấy Võ Tắc Thiên ngày càng khó có thể kiểm soát.

Từ một quân cờ trên bàn cờ chính trị, Võ hậu đã trở thành người làm chủ thế trận. Bùi Viêm lúc này mới hối hận vì đã trao cả giang sơn vào tay người phụ nữ tham vọng, liền âm thầm tìm cơ hội loại bỏ đối thủ.

 

Cũng vì đánh giá thấp Võ hậu, Bùi Viêm từ chỗ là người có công, bề tôi thân cận trở thành kẻ mưu phản, phải chịu tội chết. (Ảnh minh họa)

Cũng trong năm 684, cháu trai của khai quốc công thần của Đường triều ở Dương Châu là Lý Tích đã đứng lên khởi nghĩa chống Võ hậu.

Bùi Viêm ngoài mặt coi như không biết gì, cũng không tham gia bàn bạc về chuyện dẹp phản loạn. Nhưng thực chất, vị tể tướng này đang chờ thế cục “nghêu sò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”, để ép Võ Tắc Thiên lui về hậu cung.

Lường trước được âm mưu của Bùi Viêm, Võ hậu đã đi trước một bước, sớm cử Giám sát Ngự sử Thôi Sát thu thập chứng cứ hòng gán cho Bùi Viêm.

Thôi Sát sau đó đã dâng tấu trước triều đình:

 

“Bùi Viêm thân là người được tiên vương giao phó phò tá Hoàng đế, nay có quân phản loạn mà không nghĩ cách dẹp yên, lại tìm cách ép Thái hậu thoái vị, nhất định có âm mưu bất chính.”

Bùi Viêm không kịp trở tay, bị tống giam ngay sau đó.

Trong triều nhiều người ra sức bênh vực, luận giải cho Tể tướng, tuy nhiên đều bị Thái hậu gạt đi. Cuối cùng, Bùi Viêm bị khép vào tội “mưu phản”, công khai chém đầu trước bàn dân thiên hạ.

Thân là một Tể tướng đa mưu túc trí, học rộng hiểu nhiều nhưng Bùi Viêm cuối cùng vẫn bại trong tay một người đàn bà mà ông ta vẫn luôn nghĩ rằng có thể thao túng.

Vị Tể tướng đã không ngờ được rằng nước cờ thâm sâu của mình lại đẩy bản thân vào chỗ chết, đồng thời đưa chính quân cờ Võ Tắc Thiên trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm