Khám phá cuộc sống khắc nghiệt ở Thung lũng Tử Thần
Bến Nôm (Đồng Nai) đẹp ngỡ ngàng mùa nước cạn / Sấm sét: Vẻ đẹp chết người của tạo hóa
Jenni Williams chụp ảnh nhiệt kế của Thung lũng Tử Thần (còn được gọi là Thung lũng Chết) - địa điểm nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ghi nhận lúc đó là 57,2 độ C. Máy ảnh của cô bị hỏng.
"Mọi thứ đều dễ hỏng ở nơi nóng nhất Trái Đất", Brooke Grey - quản lý khách sạn Amargosa Opera House - một trong những cư dân thường trú ít ỏi của nơi này nói. Đường ống nước, mái nhà, máy ảnh..., tất cả oằn mình gánh chịu cái nóng dữ dội trùm lên thị trấn sa mạc nhỏ.
Nóng không chịu nổi
Mùa hè ở Thung lũng Tử Thần luôn rất khắc nghiệt, nhưng tháng 7 năm nay phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. Vào ngày 9.7, ngoài trời đủ nóng để làm tái một miếng thịt bò.
Du khách tạo dáng cạnh nhiệt kế ở trung tâm thông tin du lịch trong những bộ bikini và áo phông, da ửng đỏ, đầy mồ hôi. Bảng điện tử hiển thị nhiệt độ 57,2 độ C, nhưng các nhân viên khu bảo tồn sau đó thông báo rằng thực tế là khoảng 54 độ C.
Mức nhiệt cao nhất được ghi nhận ở Thung lũng Tử Thần là 56,6 độ vào năm 1913, nhưng sự chính xác của con số đó vẫn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Một vài người tin rằng con số 54,4 độ C được ghi nhận gần đây, trong tháng 8 vừa qua, có thể là kỷ lục thời hiện đại.
Nhiệt độ tại Thung lũng Tử Thần vào tháng 6 lên đến 54 độ C. Ảnh:Getty Images |
Du khách từ khắp châu Âu và châu Á đến đây để đi bộ khám phá công viên, trong chuyến hành trình đôi khi không khác gì hành xác. Cuối tháng 7, một người đàn ông 68 tuổi đã thiệt mạng trong chuyến đi 19 km ở đồng bằng muối của Thung lũng Tử Thần.
Không mấy người chịu nổi kiểu thời tiết đó, chưa nói đến chuyện kiếm sống ở đây.
"Dân số hiện tại của khu dân cư Death Valley Junction là 2,7", Fred Conboy, giám đốc khách sạn Amargosa Opera House, nói với tờInsiderqua một email, với lời ghi chú rằng con mèo Wilsoncat của khách sạn được tính là 0,7 người.
"Lúc này, lượng ngựa hoang đến đây từ sa mạc còn nhiều hơn du khách đến khách sạn. Chúng tôi cho chúng cỏ khô và nước để sống sót ", Convoy nói.
Nhà của Grey có nguy cơ bị ngập trong một cơn mưa hiếm hoi ở sa mạc. Tháng 7 là mùa mưa ở Thung lũng Tử Thần.
Grey nói: "Tôi nghĩ rất nhiều về biến đổi khí hậu khi sống ở đây. Thứ nhất, cái nóng ngày càng trở nên không thể chịu đựng nổi. Thứ hai, khi trời mưa, chúng tôi nghĩ có thể Thung lũng Tử Thần sẽ chìm dưới nước, như trước đây".
Khi đại dịch khiến du khách không thể đến Công viên quốc gia Thung lũng Tử Thần, rạp hát kiêm khách sạn Amargosa buộc phải đóng cửa. Mở cửa từ năm 1967, nơi này từng là sân khấu cho vũ công ballet Marta Becket từ New York, thường là không có khán giả.
Nhiều thập kỷ sau, sự vắng vẻ vẫn thế, nhưng một người phụ nữ trẻ ngồi sau quầy tiếp tân. Grey nói: "Tôi là người phụ nữ cuối cùng. Trong đại dịch, nhiều nhân viên đã nghỉ việc".
Amargosa không còn khách ghé thăm. Ảnh:Moon Travel Guides |
Tương lai ảm đạm
Siêu thị Martell nằm giữa nơi đồng không, nhưng đã hoạt động bền bỉ suốt 12 năm dưới sự điều hành của cặp vợ chồng về hưu - Ed và Sunny Martell. Cửa hàng bán đủ mọi thứ này nhận được vô số đánh giá 5 sao trên mạng.
Một người kể rằng Martell đã cứu mạng mình sau khi xe của cô mắc kẹt trong cát lún. Cô gọi cho 2 công ty cẩu xe nhưng họ nói không thể đến chỗ cô và bảo cô gọi cho siêu thị Martell - nơi cung cấp từ đồ ăn Việt, dịch vụ tỉa lông cho Wilsoncat, cho đến cứu hộ.
Cái nóng của Thung lũng Tử Thần không khiến Ed lo lắng như sự sụt giảm khách hàng. Việc duy trì siêu thị rất tốn kém, nhất là hóa đơn tiền điện để chạy điều hòa. Họ phải đóng cửa nhiều tháng trong đại dịch.
Bà Sunny Martell trong cửa hàng tạp hóa ít ỏi ở nơi nóng nhất thế giới. Ảnh:Las Vegas Journal |
Grey cho biết tháng 8, khách sạn của cô chỉ thu được4.000 USD, trong khi chi phí vận hành vào tháng 7 lên đến10.000 USD. Rạp hát và quán cà phê trong khách sạn từng đem lại thêm tiền nếu khách đặt phòng ít. Nhưng giờ họ không có đủ nhân sự để mở cửa trở lại.
"Tôi chưa từng nghĩ sẽ phải đóng cửa khách sạn vì không có khách. Và đó là điều tôi đang phải làm, nhiều ngày chúng tôi không có khách đến".
Carniceria La Piedad, một hàng thịt cách khu Death Valley Junction khoảng 30 phút đi xe, do Josephine Lucro và hai con quản lý. Lucro di cư đến Las Vegas và mở siêu thị thịt đầu tiên của người Mexico tại Thung lũng Tử Thần vào năm 2005. Cửa hàng vẫn mở trong đại địch dưới dạng dịch vụ thiết yếu - đây là một trong số điểm bán thực phẩm hiếm hoi ở khu vực này.
Parra cho biết điều quan trọng để kinh doanh được ở Thung lũng Tử Thần là không ra ngoài trừ khi cần, và liên tục uống nước. "Cái nóng ở đây không phải trò đùa", ông nói.
Grey cho rằng sống ở nơi nóng nhất thế giới vừa là một phước lành, vừa là một lời nguyền rủa. "Thật tuyệt khi được sống tách biệt và là kho báu thú vị để du khách khám phá. Nhưng nếu ở khu đông dân cư hơn, nhiều người sẽ đến khách sạn hơn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?