Khám phá động Từ Thức Thanh Hóa - Chứng tích chuyện tình tiên cảnh
Khám phá 5 loài động vật có thể sống sót sau thảm họa hạt nhân / Khám phá thiên nhiên suối Chà Rào – Chà Cùng
Cách mặt quốc lộ 10 đi vào khoảng 3km bằng đường nhựa, động Từ Thức nằm trong lòng một ngọn núi thuộc dãy Tam Điệp, tiếp giáp giữa huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Nơighi dấu ấn về chứng tích cuộc tình duyên chốn tiên cảnh trong truyền thuyết
Anh Mai Thế Hải – hướng dẫn viên khu di tích cho hay, theo sử cũ chép, Từ Thức là một nhân vật lịch sử có thật sinh sống dưới thời đại Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) dưới triều vua Trần Thuận Tông, thế kỷ XIV, ông quê ở Hòa Châu (tức Thanh Hóa bây giờ).
Ông là tri huyện Tiên Du - Bắc Ninh. Với bản tính nhân hậu, ông hay dùng lương bổng của mình để mua thóc gạo phát cho dân những năm đói kém.
Tháng 2 năm Bính Tỵ (1396), Từ Thức đến ngôi chùa cạnh huyện đường vãn cảnh, xem hội hoa mẫu đơn thì bắt gặp cảnh mấy chú tiểu nhà chùa đang giữ một thiếu nữ xinh đẹp do nàng không may vịn gãy một cành hoa mẫu đơn. Vốn có tấm lòng hiệp nghĩa, chàng liền cởi áo gấm đang mặc ngoài để chuộc cho thiếu nữ.
Lối bước vào cửa động.
Phía ngoài có tấm bia đá khắc bài thơ của Lê Quý Đôn khi ông qua đây vãn cảnh.
Một hôm, trông ra cửa biển Thần Phù, chàng thấy có áng mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen. Từ Thức một mình chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi cao ngất, chạy sát mặt biển, Từ Thức buộc thuyền lên bờ và trèo lên một mỏm đá cao, trông thấy một cái hang bên sườn núi và bước vào bên trong một hang động. Đây chính là hang thứ 6 trong 36 động núi Phi Lai và là nơi ở của Giáng Hương - người thiếu nữ vịn gãy cành mẫu đơn thuở nào. Đem lòng cảm kích Từ Thức nên nàng đã nên duyên cùng chàng.
Khi bước vào, chàng say đắm trước cảnh tiên bồng và biết được đây chính là nơi ở của nàng Giáng Hương- người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ. Nàng Giáng Hương mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích, từ đó, chàng Từ Thức sánh duyên cùng nàng Giáng Hương.
Chung sống được một năm, Từ Thức nhớ nhà, muốn trở về thăm quê. Tạm biệt vợ, chàng lên xe về làng cũ. Cảnh khác xưa và không ai còn biết chàng nữa. Lúc đó đã là năm 1459, triều vua Lê Nhân Tông. Xe tiên đã hóa thành chim loan bay mất nên không thể về cõi tiên.
Quá đau lòng, chàng đội nón rồi đi vào núi Hoành Sơn và không trở về nữa. Câu chuyện về chàng Từ Thức được truyền bao đời và đã được dựng thành vở chèo Từ Thức gặp tiên vô cùng nổi tiếng.
Bên trong rộng hàng trăm mét vuông, sâu khoảng 200 mét.
Trong động có nhiều vết tích
Trước khi vào động, du khách sẽ bước lên hơn một trăm bậc đá, trước cửa động có hai bài thơ được khắc trên phiến đá và nét chữ vẫn còn như mới khắc. Bài thơ thứ nhất là của chúa Trịnh Sâm được đề vào năm 1771. Bài thơ thứ hai là của Lê Quý Đôn được người sau khắc vào năm 1905.
Vào bên trong động là mặt đất gồ ghề, dài khoảng 200 m, rộng hàng nghìn m2, vòm hang chỗ cao nhất chừng 40 m. Khung cảnh bên trong và xung quanh động vẫn còn giữ được nét hoang sơ và thơ mộng.
Động được thiên nhiên ban tặng cho nhiều nhũ đá, từ xa xưa người dân địa phương đã tưởng tượng ra những câu chuyện thần tiên như kho vàng, núi bạc, quần tiên tụ hội… gắn với từng mảng thạch nhũ khiến nhiều du khách thêm mê hoặc, cuốn hút. Ban quản lý đã trang điểm thêm một số ánh điện màu càng làm cho hang núi thêm lung linh huyền ảo.
Khu động chính gồm có 2 phần: phần ngoài khá rộng, bên trên là mái trần hình vòng cung giống như một chiếc bát khổng lồ úp xuống. Bên dưới mái vòng cung là một nhũ đá mang hình dáng của trái đào tiên – vì vậy mà động trước đây có tên gọi là "Bích Đào".
Nề đá gồ ghề nhưng rất nhẵn do nhiều du khách ghé thăm.
Nền đá bên dưới gồ ghề nhưng khá nhẵn vì người dân qua lại từ bao đời nay, đặc biệt vẫn còn lưu lại vết tích của đền thờ Từ Thức. Gần đó, những đụn nhũ thạch lấp lánh nhiều màu sắc: Nhũ thạch màu xanh chảy từ trên xuống với những hình tròn xếp chồng lên nhau được gọi là "kho tiền"; Nhũ thạch màu vàng giống như từng thỏi đá óng ánh màu hoàng kim được gọi là "kho vàng"; Nhũ thạch nhỏ hơn và có màu trắng toát được gọi là "kho muối"; còn nhũ thạch màu nâu bạc với những hòn đá mịn và gắn chặt vào nhau được gọi là "kho gạo".
Các hình ảnh bằng đá thiên tạo như "mâm xôi", "thủ lợn", "bàn cờ tiên" giống một bàn đá bằng phẳng có đầy đủ các quân cờ, đường kẻ, "phường bát âm" là những nhũ đá, vách đá nhô ra, gõ vào tạo nên thứ âm thanh thú vị.
Đi sâu vào bên trong ta gặp vũng nước trong vắt, mát rượi, đầy những hòn cuội trắng xinh. Kế bên là "ao bèo" (bằng đá) với những lớp "bèo" cũng bằng đá, bồng bềnh điểm những chùm hoa trắng, lục.
Nhũ đá tạo ra các hình linh vật, cảnh quan.
Đoàn thám hiểm đã thăm "Âm Phủ"
Sâu hơn bên trong động là một ngã rẽ, tương truyền đó là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Ở đây, ta sẽ thấy hình ảnh chàng Từ Thức đang nằm vắt tay suy ngẫm, bên cạnh đó là cảnh chàng bay lên trời. Trên đường là quán nghỉ chân bằng đá và những mắc treo áo và mũ – tất nhiên đều bằng đá. Cạnh đó là một ngã rẽ bí ẩn khác, theo hình xoáy ốc, được cho là "đường xuống Âm Phủ".
Năm 1960, một đoàn thám hiểm ngoại quốc đã xuống thăm khu vực "Âm Phủ" này đã phát hiện một dòng nước chảy xiết thông ra cửa Thần Phù. Điều thú vị là nếu ai thả một quả bưởi xuống ngách hang này, hôm sau sẽ thấy quả bưởi ấy lững lờ trôi ra cửa Thần Phù, ra sông Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Nhiều tảng đá có hình thù như những linh vật: con rồng biểu tượng cho "con lạc cháu rồng", "trứng rồng lại nở ra rồng"; con rùa, con cóc, con voi,… Nhiều nhũ đá lại tựa như những bông hoa mẫu đơn, bông hoa quỳnh. Đặc biệt hoa mẫu đơn thì nhiều hơn cả vì trong truyền thuyết đây cũng là loài hoa làm nên cơ duyên chàng Từ Thức gặp Tiên.
Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và đặc biệt là cảnh trí kỳ thú của động Bích Đào (nay là Động Từ Thức) đã từng là nơi hấp dẫn đối với nhiều tao nhân, mặc khách, nhiều nhân sĩ, hiền nhân: Nguyễn Trung Nhạn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng... Ở đây, ngay khi mới bước vào cửa động, chúng ta đã được chiêm ngưỡng bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá. Đã mấy trăm năm nhưng nét chữ vẫn còn sắc như mới khắc.
Hơn sáu thế kỷ trôi qua, nhưng vẫn còn đó những vết tích của cuộc tình duyên: đó là buồng tắm của Giáng Hương, là thư phòng của Từ Thức, là những trái đào tiên, là vầng trăng và cả đôi chim thạch nhũ.
Động Từ Thức là một trong số rất ít những chứng tích còn lại về cõi thần tiên trên nhân thế. Gần động Từ Thức có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như núi Nhồi, đền thờ Mai An Tiêm, đền thờ…
Rất nhiều hình thù được tạo bởi nhũ.
Và những câu chuyện từ thời xưa kể lại.
Đối với những người dân địa phương từ nhỏ đã được tận mắt.
Người dân đến chiêm ngắm và tìm hiểu động Từ Thức.
Khu đền trình được rời từ cửa động xuống khu trung tâm danh lam thắng cảnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?