Khám phá "phòng tắm của quỷ"
Khám phá ngôi cổ tự 700 tuổi ở Hà Nội / Khám phá nét độc đáo quần thể lăng mộ Quận công Nguyễn Thế Lai
New Zealand
"Phòng tắm của quỷ" ở đảo quốc New Zealand nằm tại khu du lịch địa nhiệt Wai-O-Tapu. Wai-O-Tapu trong tiếng Maori có nghĩa là "vùng nước thiêng".
Vốn là nơi có hoạt động địa chất mãnh liệt vào khoảng 200.000 năm trước, khu du lịch nêu trên có nhiều mạch nước phun và các hồ nước nhiều màu. Dù sở hữu không ít kỳ quan địa nhiệt hấp dẫn luôn nổi bọt khí hoặc xoáy nước nhưng bắt mắt và thu hút du khách hơn cả lại là một hồ nước nhỏ có mặt nước lặng như tờ với màu xanh lá độc đáo.
Hồ nước xanh lá, đầy chất độc... Ảnh: Atlas Obscura
...mang tên "phòng tắm của quỷ" ở New Zealand. Ảnh: Atlas Obscura
Theo trang Atlas Obscura, màu nước xanh đặc biệt này được hình thành từ lưu huỳnh nổi lên mặt nước. Tùy thuộc vào độ nghiêng của ánh mặt trời và hàm lượng khoáng chất có trong nước tại thời điểm đó mà màu xanh sẽ trở nên đậm hay nhạt.
Vùng nước có màu xanh lục nhạt, hơi ngả sang vàng là nơi có nồng độ lưu huỳnh cao nhất, còn vùng nước có màu xanh lục đậm là nơi tập trung nhiều sắt.
Không chỉ có màu sắc kỳ dị, hồ nước chết tên "phòng tắm của quỷ" này còn sở hữu một mùi hôi "không phải dạng vừa", được pha lẫn giữa mùi nước cống và trứng thối khiến nhiều người phải nôn mửa.
Chưa hết, nước trong hồ chứa hàm lượng axít cực kỳ cao, đủ làm bong tróc da nên tuyệt nhiên không du khách nào dám bén mảng xuống đây.
Rất đông du khách đến tham quan "phòng tắm của quỷ". Ảnh: Atlas Obscura
Canada
"Phòng tắm của quỷ" ở Canada là một hố sâu nước ngọt (cenote, trong ngôn ngữ của người Maya cổ thì "cenote" là "giếng trời linh thiêng") thuộc loại lớn nhất nước này với chu vi 359 m và độ sâu 44 m.
Nằm trên đảo Vancouver của tỉnh British Columbia, "phòng tắm của quỷ" kết nối với sông Benson nằm cách đó 200 m về phía Tây Bắc thông qua một hệ thống hang ngầm thấp hơn mực nước ngầm 80 m. Chính sự kết nối này đã dẫn nước về "phòng tắm của quỷ", theo trang sitesandtrailsBC.ca.
Nằm trên con đường rừng Alice Lake Loop giữa hai cảng Alice và McNeill, "phòng tắm của quỷ" không dễ tiếp cận bởi rừng ở đây rậm rạp kèm theo địa hình dốc đứng sát mép hố sâu.
Khu vực hồ Alice nơi "phòng tắm của quỷ" tọa lạc là điển hình cho địa hình karst trên đảo Vancouver. (Karst là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do lực cơ học mà chủ yếu là do khí CO2 trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hydro tạo thành axít cacbonic (H2CO3)).
"Phòng tắm của quỷ" giữa rừng sâu trên đảo Vancouver của Canada, Ảnh: PORT ALICE PHOTOGRAPHY
Mỹ
Là một hố nước tự nhiên nằm ở công viên Stony Creek ở Duffield, hạt Scott, Tây Bắc bang Virginia, "phòng tắm của quỷ" tại Mỹ là điểm nhấn của tuyến đường xuyên rừng mang tên Devil’s Fork Loop Trail. Để đến được địa danh nổi tiếng này phải băng qua hàng chục con lạch và dòng suối cũng như thác Cascade.
Mang hình dáng tự nhiên như một cái bồn tắm, "phòng tắm của quỷ" trong rừng rậm Virginia thực sự có nhiều người đi rừng xuống bơi lặn. Theo ước tính trên trang Go Hike Virginia, hố nước tự nhiên này sâu khoảng 3-3,5 m và dài chừng 6 m, rộng 2,5 m.
Khu vực hồ Alice nơi "phòng tắm của quỷ" tọa lạc là điển hình cho địa hình karst trên đảo Vancouver.
Tên gọi "phòng tắm của quỷ" gây tò mò cho nhiều người nhưng cũng chưa có lời giải đáp nào thực sự thỏa đáng. Explore Scott County, trang web du lịch của hạt Scott, lý giải biệt danh trên xuất phát từ lập luận "chỉ có nước thực sự lạnh mới dập tắt được lửa địa ngục".
Quả thực, ngay cả trong những ngày cực kỳ ấm áp, nước trong hố cũng xấp xỉ 18 độ C. Nước trong hố bắt nguồn từ con suối Devil’s Fork trong rừng quốc gia Jefferson.
"Phòng tắm của quỷ" tại Mỹ có hình dáng như một chiếc bồn tắm. Ảnh: Tripadvisor
Hố sâu, nước chảy từ suối trên núi xuống trong vắt và lạnh ngắt... Ảnh: Tripadvisor
...khiến người ta phải sửng sốt. Ảnh: Tripadvisor
Nhiều người đã thử làn nước "dập tắt được lửa địa ngục". Ảnh: Tripadvisor
Đảo vân tay
Nhìn từ trên xuống không khác nào một dấu vân tay nhưng đây là một hòn đảo nhỏ không người sinh sống có tên Baljenac. Thuộc về đất nước Croatia và là một phần của quần đảo Sibenik, đảo Baljenac nằm trên biển Adriatic, rộng vỏn vẹn 0,166 km2, với đường bờ biển bao quanh dài 1,425 km. Theo Wikipedia, điểm cao nhất của hòn đảo này chỉ trên mực nước biển 82 m.
Điều khiến cho hòn đảo trông như một dấu vân tay khổng lồ chính là đảo có hình dạng bầu dục cộng với mạng lưới những bức tường đá thấp có tổng chiều dài xấp xỉ 22,5 km.
Chúng được xây dựng bởi cư dân sống trên hòn đảo Kaprije lân cận, mục đích là phân định những cánh đồng và vườn trái cây, đồng thời bảo vệ mùa màng trước những cơn gió mạnh. Tính ra cứ 10.000 m2 lại có khoảng 2.000 m tường đá chạy phía trên.
Dấu vân tay hoàn hảo trên biển. Ảnh: Maxartechnologies
Ảnh: mybestplace
Ảnh: mybestplace
Thực ra, kiểu "mê cung nông thôn" này không phải chỉ có ở trên đảo Baljenac mà còn có mặt ở hầu khắp vùng nông thôn Croatia và nhiều khu vực phía Tây châu Âu khác như Ireland, Anh, Scotland… , với cùng kỹ thuật xây dựng đặc biệt không dùng vữa hay xi-măng.
Tuy vậy, Baljenac trở nên đặc biệt nhờ vẻ đẹp riêng nhất đến từ hình dáng tự nhiên khác thường kết hợp với góc nhìn từ trên cao. Baljenac nổi bật tới mức chính phủ Croatia đã đề nghị Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Ở đảo quốc New Zealand nằm tại khu du lịch địa nhiệt Wai-O-Tapu.