Khám phá vĩ nhân từ nô lệ trở thành vua một cõi
CLIP: Loài kiến kỳ lạ chuyên cướp trứng của đồng loại về nuôi rồi biến chúng thành 'nô lệ' / Vì sao 80% dân số của thành bang Athens phải làm nô lệ?
Lãnh đạo cuộc nổi dậy này là Miguel de Buria, người đã mang lại tự do cho mình và những nô lệ bị áp bức khác.
Thoát đời nô lệ
Ít người biết về nguồn gốc của Miguel de Buria, ngoại trừ một điều ông là nô lệ người châu Phi ở San Juan, Puerto Rico, được mang đến Venezuela để bán. Một số tài liệu cho rằng, ông sinh vào khoảng năm 1510, dù là nô lệ nhưng ông có cốt cách của một… quân vương.
Các chủ nô đưa ông đến tỉnh Yaracuy, làm việc ở mỏ vàng Real de Minas de San Felipe de Buria, nơi mà ông nghĩ sẽ phải lao động khổ sai trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên, mọi chuyện không như vậy.
Vào thế kỷ thứ 16, những nô lệ được người Bồ Đào Nha mua và bán lại cho người Tây Ban Nha sử dụng trên khắp Tân thế giới. Theo nhà nhân loại học Angelina Pollack, thời đó ở Venezuela có khoảng 100.000 nô lệ được đưa từ châu Phi đến làm việc trong các đồn điền ca cao, mía và các mỏ do hoàng gia Tây Ban Nha khai thác.
Trong số những mỏ này, nổi tiếng nhất là mỏ Real de Minas de San Felipe de Buria, sử dụng cả nô lệ người Phi và người bản địa Jirajara, khai thác kim loại quý từ đất.
Như những nô lệ ở đây, Miguel de Buria cũng không tránh khỏi bị hành hạ, làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nhưng ông luôn có ý chí phản kháng.
Một hôm, viên đốc công người Tây Ban Nha mang ông ra trừng phạt để làm gương cho các nô lệ khác. Điều mà ông ta không ngờ tới là Miguel de Buria cướp lấy thanh gươm, khống chế ông ta. Cùng một số nô lệ khác, ông chạy đến vùng núi Cordillera de Merida và bắt đầu thành lập vương quốc của riêng mình.
Miguel tổ chức lực lượng, trang bị vũ khí cho các nô lệ, rồi quay lại các mỏ ở San Felipe, kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại người Tây Ban Nha. Hầu hết đội quân bảo vệ ở các mỏ đều bị giết trong các cuộc tấn công. Một ít được tha chết để kể lại cho mọi người biết về cuộc nổi dậy này.
Lập vương quốc
Một số sử liệu ước tính lực lượng của Miguel gồm khoảng 1.500 người Phi, người lai và thổ dân Jirajara trốn khỏi mỏ.
Các sử gia đã không thành công trong việc xác định vị trí Vương quốc Buria của Miguel, nhưng nhiều người tin rằng nó ở một nơi nào đó gần thành phố Barquisimeto, hoặc gần thành phố tự trị Nirgua thuộc bang Uaracuy hiện nay.
Các tài liệu khác mô tả nó nằm ở một vị trí chiến lược kín đáo, tận dụng những chướng ngại thiên nhiên, địa hình đá núi để phong tỏa các lối vào.
Bên trong những bức tường thành bằng đá kiên cố, Miguel tự xưng là vua, phong người yêu của ông, Guiomar, làm hoàng hậu, và con trai làm hoàng tử.
Những nô lệ được tự do theo ông trong thời kỳ đầu cuộc nổi dậy cũng trở thành những lãnh đạo giúp ông cai trị. Vua Miguel hy vọng xây dựng ở vương quốc một nền văn minh theo tầm nhìn của ông. Tiếng tăm của vua Miguel vang dội khắp vùng, khi ông cùng đội quân từng là nô lệ tiếp tục tổ chức các cuộc đột kích vào những đồn điền và mỏ khác ở tỉnh Yaracuy.
Với người Tây Ban Nha, ông là một kẻ khủng bố sát nhân, gây bạo loạn, nhưng với những nô lệ người Phi và thổ dân bị áp bức, ông là người giải phóng, cứu rỗi linh hồn cho họ.
Miguel xây dựng mối liên minh vững chắc với các dân tộc bản địa trên khắp Venezuela. Họ tập họp lực lượng, tìm cách chiếm Barquisimeto và El Tocuyo nhằm giáng một đòn chí tử vào người Tây Ban Nha, làm tê liệt hệ thống cai trị trong vùng.
Đa số vũ khí của đội quân Miguel là cung tên của thổ dân và những cây giáo, kiếm bằng kim loại thu được trong các trận đánh vào các khu mỏ. Năm 1554, vua Miguel thành công trong đợt tấn công vào thành phố Barquisimeto, giết chết một số quan chức Tây Ban Nha và phá hủy nhiều công sở.
Đi vào lịch sử
Hoạt động của lực lượng nổi dậy khiến chính quyền thuộc địa ở Venezuela vô cùng giận dữ. Quân tăng viện Tây Ban Nha ở Yocuyo được gửi tới Nueva Segovia de Barquisimeto, mở cuộc tấn công chống lại Vương quốc Buria của Miguel. Do đại úy Diego Losada chỉ huy, đội quân tìm cách xâm nhập lãnh thổ của Miguel.
Họ bắt giữ một nô lệ được giải phóng, buộc người này phải dẫn đường vào thành trì của vương quốc. Khi phát hiện kẻ địch xâm nhập, Miguel huy động tổng lực để nghênh chiến. Cả hai toán quân chạm trán tại lối vào vương quốc.
Losada và binh lính của ông thiện chiến hơn, đẩy lùi đội quân của Miguel họ vào sâu trong thành phố. Đó là năm 1555. Trong một trận chiến dữ dội, vua Miguel tử trận.
Sau khi Miguel chết, đồng minh của ông và những nô lệ được giải phóng không còn hy vọng gì trong cuộc chiến này nữa. Một số người đã chạy trốn khỏi chiến địa. Cuối cùng, thành trì của Miguel thất thủ. Hầu hết nô lệ trước đây bị săn đuổi, bắt lại. Những người kháng cự đều bị giết, riêng phụ nữ và trẻ con bị đưa trở lại vào các đồn điền ở Venezuela.
Trong số những người phải quay lại kiếp nô lệ là hoàng hậu của Miguel và con trai của ông. Mặc dù thua trận, người Jirajara vẫn tiếp tục kháng chiến trong nhiều thập niên nữa, dẫn đến việc người Tây Ban Nha phải từ bỏ các mỏ và đồn điền trong khu vực.
Mặc dù cuộc kháng chiến của Vua Miguel chỉ kéo dài trong ba năm, di sản của ông vẫn tiếp tục được lưu truyền trong dân gian ở châu Mỹ Latinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Quân nổi dậy của Vua Miguel chống lại người Tây Ban Nha.