Không cần uống nước, đây là loài vật có thể sống tốt trên sa mạc
5 loài động vật có khả năng bay lượn cừ khôi dù không phải là chim / 5 động vật nhịn đói giỏi nhất trên Trái đất: Có loài sống khỏe dù 30 năm không có thức ăn
Sa mạc Sahara che phủ tới 6% đất trên thế giới. Thế nhưng, nơi rộng lớn và khắc nghiệt này lại là nơi sinh sống của cáo Fennec (cáo sa mạc), loài hoang dã nhỏ nhất thế giới thuộc họ Chó. Đây là loài vật có khả năng sống sót trên sa mạc mà không cần uống nước.
Cáo sa mạc có bộ lông màu cát giúp chúng ít bị chú ý trong quá trình ra khỏi nơi trú ẩn để tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra, loài vật bé nhỏ này còn thường chạy ngoằn ngoèo, nhảy và sử dụng các cồn cát để che giấu vị trí của mình.
Khi màn đêm buông xuống, những bãi cát tỏa nhiệt vào ban ngày giờ lại trở nên lạnh giá. Nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống dưới mức đóng băng. Rõ ràng cái lạnh đột ngột thậm chí còn tồi tệ hơn cả cái nóng. Tuy nhiên, nhờ có lớp lông dày của cáo sa mạc có tác dụng cách nhiệt nên giúp loài vật này lang thang kiếm ăn vào ban đêm.
Cáo sa mạc có thể chịu đựng được điều kiện sống khắc nghiệt ở sa mạc. Ảnh: Animalia
Vì sao cáo sa mạc không cần uống nước?Trên thực tế, cơ thể nhỏ bé của cáo sa mạc không cần nhiều thức ăn. Nhưng vì là loài ăn tạp nên chúng có thể kiếm đủ thứ xung quanh sa mạc để lấp đầy chiếc bụng đói, chẳng hạn như côn trùng, quả mọng, rễ cây, hay thậm chí là các mảnh vụn thức ăn.
Sa mạc vô cùng khắc nghiệt, dù có thức ăn nhưng lại không có nước. Thật may làthận của loài cáo sa mạc lại hoạt động rất hiệu quả.Đây cũng là thành viên duy nhất trong họ Chó không cần uống nước. Thay vào đó, cáo sa mạc có thể lấy tất cả lượng nước cần thiết từ những thức ăn mà chúng kiếm được.
Thực tế cáo sa mạc đã tiến hóa khi sa mạc xuất hiện lần đầu tiên. Do đó, ngoài chúng, không loài cho nào khác có thể vượt qua những thử thách ở sa mạc.
Dù chỉ lớn xấp xỉ bằng một chiếc ủng đi bộ và chỉ nặng khoảng 1 kg, nhưng cáo sa mạc có thể sống tốt ở sa mạc mỗi ngày.
Sahara có chứa hàng triệu hạt cát. Mỗi hạt lại hoạt động như một bộ tản nhiệt. Trên thực tế, cát hấp thụ nhiệt và càng nóng thì chúng càng toả nhiều nhiệt hơn. Mức nhiệt trung bình tại sa mạc này có thể lên tới gần 40 độ C.
Trong điều kiện nóng như vậy, kích thước nhỏ bé của cáo sa mạc rất hữu ích. Bởi cơ thể nhỏ bé giúp chúng toả nhiệt nhanh hơn cơ thể lớn. Hơn nữa, bộ lông của loài vật này vừa dài, dày, mềm mại với lớp lông tơ bên trong, giúp bảo vệ chúng khỏi nắng nóng vào ban ngày.
Đôi tai khổng lồ không những giúp cáo sa mạc chống nóng mà còn giúp chúng dễ dàng phát hiện ra các con mồi. Ảnh: Misfitanimals
Ngoài ra, để giảm nhiệt nhanh hơn nữa, đôi tai to của chúng hoạt động giống như những chiếc điều hoà không khí tinh vi. Mỗi tai của cáo sa mạc có một mạng lưới mao mạch, nơi chứa đầy máu khi nhiệt độ tăng nhanh.
Không chỉ giúp ích nhiều trong việc chống nóng, đôi tai khổng lồ cũng giúp cáo sa mạc trở thành một "thợ săn" đáng gờm về đêm. Thính giác nhạy bén giúp chúng có thể phát hiện các con mồi như côn trùng và loài bò sát trong bóng tối.
Đặc biệt, cáo sa mạc còn có một cách làm mát khác. Đó là ở trong hang vào ban ngày. Chúng rất thông thạo môi trường của mình. Cụ thể, hơi ẩm thường tập trung dưới chân các đụn cát nên cát ở sa mạc đủ chắc chắn để đào hang. Để tránh sức nóng gay gắt của Mặt Trời ở Sahara, cáo sa mạc sẽ chọn trú ẩn ở trong hang và sẽ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ