Không thể ngờ, cháu nội của Đoàn Dự lại là một đại cao thủ võ lâm
Thần tiên tỷ tỷ: Mỹ nhân si tình / Vi Tiểu Bảo lẻo mép, xảo trá nhưng lanh lợi, tài tình: 5 điều start up cần học từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
Trong tiểu thuyết võ hiệp Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, Đoàn Trí Hưng là một nhân vật khá quan trọng.
Ông cũng tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết tiếp theo Thần điêu đại hiệp. Ông là con trai của Đoàn Chính Hưng, cháu nội của Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh trong tác phẩm Thiên long bát bộ.
Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, ông có pháp hiệu là Nhất Đăng Đại Sư. Là một nhân vật quang minh, trọng nghĩa khí và si võ, Đoàn Trí Hưng đã chiếm được cảm tình từ đông đảo độc giả.
Nam Đế – Đoàn Trí Hưng trong phim Thần điêu đại hiệp.
Trước khi câu chuyện Anh hùng xạ điêu bắt đầu, trên giang hồ đang tranh giành quyết liệt bí kíp võ học Cửu âm chân kinh. Vô số cao thủ, bang phái bị cuốn vào vòng tranh đoạt, gây ra rất nhiều tổn thất.
Những cao thủ võ công bậc nhất quyết định tụ họp trên đỉnh Hoa Sơn để định ra ai là người mạnh nhất. Người đó sẽ được giữ Cửu âm chân kinh vì theo lý luận của họ, chẳng kẻ nào dám đến cướp bí kíp võ học trong tay người mạnh nhất võ lâm.
Kết thúc Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Võ Lâm Ngũ Bá (5 người mạnh nhất võ lâm), hiệu xưng là Nam Đế uy danh lừng lẫy võ lâm (4 người kia là: Vương Trùng Dương, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong và Hồng Thất Công).
Tuyệt kỹ thành danh của ông là Nhất dương chỉ – Loại chỉ pháp bậc nhất trong truyện Kim Dung, người sử dụng Nhất dương chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn chỉ lực, tuy phạm vi tấn công nhỏ nhưng lực sát thương vô cùng cao.
Sau này, Đoàn Trí Hưng còn được Vương Trùng Dương truyền thụ Tiên thiên công, khiến sức mạnh tăng lên một bậc. Nên ở thời điểm này, ông còn được xem là người mạnh nhất trong Tứ Tuyệt.
Cuộc đời của Đoàn Trí Hưng vừa bi kịch lại đau xót, nhưng những lỗi lầm này lại do chính ông tự gây ra. Có thể nói, Kim Dung đã khắc họa "nhân quả" rất tinh tế thông qua vị Nhất Đăng Đại Sư. Nửa đời sống trong đau khổ, mãi sau này mới có thể giải được oán hận trước đây.
Chỉ vì đam mê võ học, trong thời gian đó Vương Trùng Dương dẫn sư đệ Chu Bá Thông tới trao đổi võ học và truyền thụ Tiên Thiên Công, Chu Bá Thông tư thông với Anh Cô, một phi tần rất được sủng ái của Đoàn Trí Hưng, sinh ra một đứa con.
Vì việc này Đoàn Trí Hưng hết sức tức giận. Tiếp đó, Cừu Thiên Nhận lại tìm đến đánh đứa bé một chưởng rất nặng nhằm khiến Đoàn Trí Hưng hao tổn nội lực để cứu nó nhưng vì ghen tuông, ông đã không cứu đứa bé, khiến Anh Cô tự giết chết đứa con của mình và bỏ đi.
Cừu Thiên Nhận trong phim Anh hùng xạ điêu.
Bi kịch này khiến Đoàn Trí Hưng bị giày vò vô cùng, cũng là nguyên nhân ông quyết định thoái vị đi tu. Khi ông đi, bốn vị đại thần trong triều cũng từ quan đi theo ông gọi là Ngư (nguyên Thủy Quân đô đốc Điểm Thương Ngư Ẩn), Tiều (nguyên Đại tướng quân, Kim Dung không nói rõ tên họ), Canh (nguyên Tổng quản ngự lâm quân Võ Tam Thông), Độc (nguyên Đại thừa tướng Chu Tử Liễu).
Về sau này, Đoàn Trí Hưng đã dùng Nhất dương chỉ để cố gắng cứu sống Hoàng Dung thìbị thương nặng, nhưng nhờ có khẩu quyết trong Cửu âm chân kinh mà không bị tổn hao công lực.
Sức mạnh của ông được thể hiện rõ nhất khi ra tay thu phục Cừu Thiên Nhận (cũng là một cao thủ thời điểm đó), khiến hắn tự nguyện quy y, lấy hiệu là Từ Ân.
Sang bộ Thần điêu đại hiệp, Đoàn Trí Hưng lại xuất hiện và cứu giúp Tiểu Long Nữ đang lâm trọng bệnh rồi cùng sư đệ của mình đến Tuyệt tình cốc để tìm thuốc giải độc Hoa tình. Quả thật, dù đã đi tu nhưng võ công của Nam Đế chưa hề thụt lùi mà ngày càng uyên thâm.
Cuối truyện, ông, Chu Bá Thông và Anh Cô hóa giải những oán hận trước đây, tham gia vào cuộc chiến bảo vệ thành Tương Dương.
Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, Nhất Đăng Đại Sư tiếp tục được bầu vào Thiên hạ ngũ tuyệt, hiệu là Nam Tăng.
Trong Võ Lâm Ngũ Bá thì Đoàn hoàng gia Đại Lý là người có thân phận tôn quý nhất và là một nhân vật có thật trong lịch sử.
Đoàn Trí Hưng là một nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng ghi chép về ông không có nhiều. Năm sinh và năm mất của ông đều không rõ, chỉ biết ông lên ngôi Hoàng đế Đại Lý năm 1172 và từ ngôi năm 1200, tại vị 28 năm.
Trong thời gian trị vì, ông đã có năm lần đổi niên hiệu: Lợi Trinh (1172-1175), Thịnh Đức (1176-1180), Gia Hội (1181-1184), Nguyên Hanh (1185-1197), An Định (1198-1200).
Cũng như nhiều vị vua khác của Đại Lý, Đoàn Trí Hưng tôn sùng Phật giáo. Trong thời gian trị vì, ông ít quan tâm đến quốc sự, chỉ lo đại tu chùa chiền, xây dựng mới 60 tự viện, đối với một tiểu quốc như Đại Lý, đã làm hao tổn quốc lực không ít.
Năm 1200 ông thoái vị và nhường ngôi cho con mình là Đoàn Trí Liêm. Khác với hình tượng trong tiểu thuyết, ông không trở thành một nhà sư mà chỉ là một cư sĩ tại gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, không trồng trọt nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói
Việt Nam sở hữu loài cây kỳ dị nhất thế giới, có khả năng sinh và nuôi con giống hệt động vật
Loài động vật duy nhất trên thế giới con đực mang thai và sinh con, rất thân quen với người Việt Nam
Người đàn ông đào được 1 vật gỉ sét, bán với giá hơn 100 nghìn, ngỡ ngàng khi biết là bảo vật quốc gia
CLIP: Cuộc đối đầu sinh tử giữa 'chúa tể bầu trời' với loài rắn