Kiến nhận biết xác chết thế nào?
Lạc vào kiến trúc vĩ đại của người La Mã / Hành trình đau khổ hơn cái chết của các Thái giám thời phong kiến
Một nhóm sinh viên của Đại học California (Mỹ) đã nghiên cứu loài kiến nhỏ xíu, màu sẫm sống ở phía bắc Argentina.
Trong quá trình tìm hiểu, nhóm sinh viên nhận thấy, tất cả kiến, dù sống hay chết, đều liên tục tiết ra những hóa chất báo hiệu cái chết. Nhưng kiến sống còn tiết ra một số hóa chất liên quan tới sự sống. Khi cuộc đời kiến kết thúc, những hóa chất báo hiệu sự sống sẽ tiêu tan. Những con sống sẽ chỉ ngửi thấy mùi hóa chất báo hiệu cái chết.
“Kiến chết có mùi khác hẳn khi còn sống nên những con khác có thể nhận ra và chôn cất chúng, chứ không phải do xác kiến tỏa ra những hóa chất mới sau khi chết”, Dong-Hwan Choe, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Tại sao kiến ‘thích’ làm tổ trong laptop?
Không ít người từng gặp phải tình huống oái oăm này, khi mà các loài côn trùng làm tổ trong các thiết bị điện tử của bạn. Đặc trưng nhất chính là tình trạng kiến chui vào và làm tổ trong máy tính xách tay.
Một số nghiên cứu cho thấy, loài kiến thường làm tổ trong các thiết bị điện tử vì chúng ưa nhiệt độ cao và các loại dây điện. Do có hệ thống tản nhiệt kém hiệu quả, nhiệt độ tỏa ra từ laptop so với các thiết bị như PC hay màn hình là tương đối cao, chính điều này là nguyên nhân loài kiến đỏ thường "dọn nhà" vào trong laptop. Chưa hết, các bảng mạch và ngõ ngách rắc rối trong laptop cũng là điều kiện lí tưởng để kiến xây thành lũy của chúng.
Khi kiến đã làm tổ phía bên trong laptop, các biện pháp như lắc máy cho kiến rơi ra, hay tắt quạt tản nhiệt để kiến nóng tự chết hoàn toàn không hiệu quả và gây hại cho các linh kiện phía trong laptop. Phòng luôn tốt hơn chống, để giảm thiểu nguy cơ bị kiến xâm lăng, hãy luôn giữ vệ sinh và lau chùi các thiết bị điện tử cũng như khu vực bạn ngồi làm việc.
Tại sao kiến rất đông, nhưng cả tổ không bao giờ bị tắc
Một nghiên cứu mới trên tạp chí eLife cho thấy, những con kiến có thể giữ ổn định lưu lượng giao thông trên một cây cầu, ngay cả khi nó đã chạm ngưỡng 80% sức chứa.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát sự di chuyển của loài kiến đặc biệt này dọc theo một cái cầu giữa tổ của chúng và nguồn thức ăn. Các cuộc thí nghiệm đã thay các cây cầu có độ rộng khác nhau (5mm, 10mm và 20mm), giữ ở đó từ 400 đến 25.600 con kiến. Trong suốt thí nghiệm, dữ liệu về luồng lưu thông, tốc độ của kiến và số vụ va chạm đã xảy ra được thu thập lại. Và cái mà các tác giả tìm ra đã gây ngạc nhiên: các con kiến đã tỏ ra miễn nhiễm với tắc nghẽn giao thông.
“Bản chất chính xác của cơ chế được kiến Argentine sử dụng để giữ cho luồng di chuyển trong nghiên cứu này vẫn còn khó nắm bắt”, các tác giả cho biết, “còn khi mật độ trên đường mòn gia tăng, các con kiến dường như có thể đánh giá đám đông cục bộ và điều chỉnh tốc độ của chúng để tránh bất kỳ một sự gián đọan nào của luồng di chuyển”.
Kiến làm việc này thông qua việc tự áp đặt quy tắc tốc độ. Khi ở mức độ bận rộn vừa phải, các nhà nghiên cứu thấy một số con kiến thực sự tăng tốc, tăng tốc cho đến khi đạt dòng chảy tối đa. Trong khi đó, khi đường đi quá đông, các con kiến tự hạn chế mình lại và tránh tham gia cho đến khi mật độ giãn dần ra. Thêm nữa, ở những thời điểm mật độ cao như vậy, các con kiến được tìm thấy đã thay đổi hành vi của chúng và giảm tốc độ tránh xung đột để tránh mất thời gian.
Kiến chúa chết đi toàn bộ kiến trong tổ sẽ chết theo?
Kiến trưởng thành không thể ăn thức ăn cứng còn ấu trùng kiến có thể ăn thức ăn cứng. Những chú kiến thợ làm việc rất chăm chỉ với mục tiêu có thể chứa và bảo vệ cho càng nhiều ấu trùng càng tốt. Chúng sẽ đi ra ngoài và mang thức ăn về tổ, sau đó chúng sẽ nhai những thức ăn đó và để bên trên những con ấu trùng. Những con ấu trùng này sẽ tiêu hóa những thức ăn đó cho kiến thợ. Đặc biệt là protein. Ấu trùng sau đó tiết ra những chất lỏng giàu dinh dưỡng lại cho kiến thợ. Đây là thức ăn chính của chúng. Nếu kiến chúa chết sẽ không có ấu trùng mới đồng nghĩa không có thức ăn cho kiến thợ. Không có đủ dinh dưỡng, tổ cũng không để làm gì, đàn kiến sẽ vỡ và chúng sẽ chết vài ngày sau đó.
Loài kiến có bộ hàm "quái vật"Loài kiến Dracula có thể đóng hàm với tốc độ 320km/h, nhanh gấp 5.000 lần so với một cái chớp mắt. Sở dĩ được gọi là kiến Dracula vì chúng có thói quen hút máu ấu trùng. Kiến Dracula, sống ở châu Phi, châu Úc và Đông Nam Á, sử dụng bộ hàm "quái vật" hạ gục con mồi trước khi kéo chúng về tổ để nuôi con non hoặc làm thịt tại chỗ. Bộ hàm của kiến Dracula hoạt động như một cái bẫy chuột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt