Kinh dị chuyện trâu hóa điên húc người ở làng mổ trâu lớn nhất Việt Nam
Mổ xác cá khổng lồ, phát hiện thứ ám ảnh bên trong / Bắt được cá mập hổ, mổ bụng phát hiện thứ kinh hoàng bên trong
Sau khi một gia đình giết con trâu đang quỳ lạy, chảy nước mắt, thì liên tiếp gặp họa. Chỉ trong 2 năm, mà gia đình này có tới 3 người chết thương tâm. Thực hư tai họa đó có phải do “oan hồn” loài trâu “báo oán” hay không thì không ai rõ, nhưng có một thực tế, là nhiều hộ gia đình trong làng đã sợ hãi, đóng cửa lò mổ trâu.
Những ngày tìm hiểu về nghề mổ trâu ở Phúc Lâm, ngôi làng sát trâu bậc nhất cả nước, tôi được nghe kể nhiều chuyện rùng rợn về trâu liên tiếp hóa điên húc người khi đưa chúng về làng.
Theo lời kể của ông trưởng thôn Phúc Lâm (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang) Đỗ Văn Truật, mỗi khi dắt trâu về làng, con trâu đều tỏ ra sợ hãi. Có con thì lồng lên như phát điên, có con sợ hãi không dám đi, có con thì chảy nước mắt.
Những người chuyên nghề giết mổ, đã quá quen với việc sát sinh, nhìn đôi mắt con trâu thì không để tâm, nhưng những người nhạy cảm, thương loài vật, nhìn đôi mắt nó thì xót xa, thương cảm lắm.
Ông Truật không tin chuyện loài vật có thể “báo oán” con người, vì con người không giết con vật thì lấy đâu ra thịt mà ăn, nhưng ông tin rằng, làng mình giết mổ trâu nhiều quá, lâu năm quá rồi, nên sát khí trong làng tỏa ra rất nặng.
Chính vì thế, những con trâu có thần kinh nhạy cảm, cảm nhận được những nguy hiểm sắp đến với mình, nên nó mới phản ứng dữ dội, mới hóa điên ngay khi được dắt vào làng.
Trâu hóa điên húc người
Chuyện người dân làng Phúc Lâm bị trâu hóa điên tấn công thì nhiều lắm, có kể mãi cũng không hết. Suốt 100 năm nay, năm nào chẳng có vài chục vụ loài trâu hóa điên khi đưa về ngôi làng này. Nhưng người Phúc Lâm giết mổ chuyên nghiệp, đâu có dễ để trâu hóa điên thoát thân chạy dọc làng, húc người bừa bãi.
Chỉ những con trâu quá khỏe, giật đứt thừng, đứt mũi, hoặc người dắt trâu sơ sểnh, nó mới thoát thân được. Từ xưa đến nay, ở làng Phúc Lâm, đã có nhiều người thương vong vì bị trâu nổi điên húc. Ngay trong gia đình ông trưởng thôn, cũng có người mất mạng vì trâu nổi điên. Người mất mạng không phải xa xôi gì, mà chính là bà Nguyễn Thị Ẩm, chị dâu ông Truật.
Hôm đó, cách nay 4 năm, một xe tải chở mười mấy con trâu, là giống trâu núi về lò mổ nhà ông V., ở ngay đầu làng Phúc Lâm. Loài trâu nuôi dưỡng trên núi nhiều thịt, thịt chắc, lại béo khỏe nên được các lò mổ ưa chuộng. Tuy nhiên, vận chuyển chúng từ trên núi về, hành trình đi lại vất vả, môi trường đồng bằng khác biệt, nên những con trâu núi chưa thích hợp được ngay.
Việc dắt những con trâu này xuống khỏi ô tô rất khó, và chúng thường có nhiều cách phản ứng khác nhau, phổ biến nhất là nổi đóa, lồng lên giận dữ. Chừng 10 giờ sáng, con trâu nặng ngót nửa tấn cuối cùng được dắt xuống khỏi xe. Phải mấy thanh niên mới kéo được nó xuống.
Tuy nhiên, khi vừa dắt vào lò mổ, nó lồng lên dữ dội. Mũi trâu bị rách, tuột dây thừng, con trâu chạy dọc làng, húc lung lung. Người dân làng Phúc Lâm đã quen với cảnh này nên hết sức bình tĩnh. Mọi người đóng kín cổng, cửa, không ai bước chân ra đường nữa.
Con trâu chạy đến cuối làng, thấy nhà bà Ẩm không có cổng rả gì, thì xông vào. Khi đó, bà Ẩm đang xua đàn gà vào chuồng để nhốt lại. Thấy bóng dáng bà Ẩm, không cần biết đó có phải kẻ thù hay không, nó lao thẳng vào sân húc tung bà Ẩm lên không trung.
Khi bà Ẩm bất tỉnh, nó tiếp tục xông vào những ngôi nhà khác để tìm người. Hàng chục thanh niên lực lưỡng đã lùa nó vào một lò mổ, đóng chặt cửa sắt, nhốt nó lại, rồi hạ sát con trâu mộng này ngay lập tức.
Ngay lúc đó, người thân đưa bà Ẩm đi cấp cứu ở bệnh viện, vì vẫn thấy bà thở thoi thóp. Vạch áo ra, thấy cơ thể bà Ẩm không hề có vết thương. Tuy nhiên, người dân ở làng Phúc Lâm đều biết rằng, nếu không có vết thương, mà bất tỉnh nhân sự, lại có chút máu rỉ ra từ miệng, thì bà Ẩm khó bề sống được.
Nếu trâu húc bằng sừng, có thể rách da thịt, gãy xương, thậm chí lòi ruột, nhưng vẫn còn cơ may sống sót, còn nếu nó húc bằng đầu, không tạo ra vết rách, nhưng lực húc của nó quá mạnh, khiến tim, gan, phổi, mật, lá lách dập nát hết cả.
Mặc dù bà Ẩm còn thoi thóp thở khi được đưa đến bệnh viện, song qua chiếu chụp, siêu âm, bác sĩ đều lắc đầu. Chỉ một lát nằm viện, bà Ẩm đã qua đời.
Cái chết của bà Ẩm khiến dân làng Phúc Lâm thêm phần kinh hãi. Người ta đồn rằng, do đại gia đình nhà bà Ẩm cũng làm nghề sát hại trâu, nên mới bị trâu húc chết. Tuy nhiên, ông Truật bác bỏ điều đó. Bao năm tiếp xúc với loài trâu ở ngôi làng mổ nhiều trâu nhất nhì Việt Nam này, ông hiểu rõ loài trâu hơn cả. Khi con trâu cùng đường, nổi điên, thì hễ nhìn thấy người là nó húc, chứ đâu có chừa ai. Nếu nó quả thật biết “báo oán”, thì nó phải húc chết những người có ý định giết nó, chứ ai lại đi hại một bà già.
Bỏ nghề lái trâu
Theo chỉ dẫn của người dân ở làng Phúc Lâm, tôi tìm gặp lái trâu Đỗ Văn T. Anh Tư còn trẻ, sinh năm 1985, nhưng đã có ngót chục năm làm nghề lái trâu, mổ trâu.
Ngày bé, T làm những công việc phụ giúp cha mổ trâu. 16 tuổi đã có thể vác vồ đập con trâu nửa tấn ngã lăn quay, rồi chọc tiết ngọt sớt, lóc da, xẻ thịt như một thợ mổ chuyên nghiệp.
20 tuổi, Đỗ Văn T đã ngang dọc Bắc – Nam, trở thành lái trâu lành nghề, có số má ở làng mổ trâu nổi tiếng đất Bắc này. Đang từ một thanh niên khỏe mạnh, trời không sợ, đất không sợ, bỗng dưng, đùng một cái, Đỗ Văn T bỏ nghề. Không chỉ T, mà cả đại gia đình cậu cũng đóng cửa lò mổ trâu.
Đỗ Văn T bảo: “Con mắt nhìn cái nghề giết mổ của em không chỉ hạn hẹp quanh cái làng Phúc Lâm này đâu anh ạ. Em đi tứ xứ, lang bạt kỳ hồ, tiếp xúc toàn với giới buôn gia súc, giết mổ gia súc và cái mà em đúc kết được, là chẳng có ai làm giàu thành công từ cái nghề này anh ạ. Có thể không bị đói miếng ăn, nhưng giàu thì không thể. Anh cứ nhìn cái làng này mà xem, cả làng mổ trâu, toàn lò mổ to tướng, mua trâu, bán thịt, thu về tiền tỉ hàng tháng, nhưng rốt cục cũng có giàu được đâu? Đã không giàu được vì nghề, lại phải gánh cái nghiệp sát sinh, thì thà bỏ nghề càng sớm càng tốt, để nghiệp mình đỡ nặng”.
Thật khó có thể ngờ, một anh chàng chưa đầy 30 tuổi, một tay lái trâu, mổ trâu chuyên nghiệp mà lại có những triết lý, thể hiện người có vốn sống dày dặn đến như vậy. T bảo, từ ngày cầm cái vồ đập cho trâu choáng, ngất, T đã thấy cái nghề sát sinh này đầy bất an. Tuy nhiên, chỉ đến khi một con trâu nổi điên, sát hại những người trong gia đình, thì T mới thực sự tin loài vật biết báo oán.
Chuyện con trâu ở lò mổ nhà T nổi điên xảy ra hồi năm kia. Hôm đó, khách hàng đặt nhiều quá, nên nhà T phải mổ 4 con trâu to. Công việc nhiều, không có thợ, nên mẹ T phải gọi ông chú của T, tên là D, cũng là thợ mổ trâu có tiếng trong làng, đến phụ giúp một tay.
Công việc mổ trâu diễn ra từ 1 giờ sáng. 3 con trâu mộng đã biến thành những khối thịt đỏ thẫm. Chỉ còn một con nữa là hoàn tất công việc. Ông chú của T luồn dây thừng vào chiếc cột để ghì đầu trâu xuống sát mặt đất.
Sau khi cột trâu lại, thì dùng vồ đập trúng đầu nó. Tuy nhiên, ông D vừa cột xong, thì con trâu hoảng hốt rống lên. Nó giãy đạp, giật mạnh hết cỡ. Chiếc dây thừng to thế mà đứt tung. Con trâu điên cuồng nhằm ông D húc thật lực. Cái sừng không nhọn lắm của nó xuyên thủng bụng, khiến ruột ông D lòng thòng ra ngoài.
Mẹ T chứng kiến cảnh đó, chỉ biết hét lên kêu cứu, chứ không thể làm gì được. Nghe tiếng hét, con trâu chuyển sang tấn công mẹ T. Biết nó sẽ hại mình, bà liền bỏ chạy. Con trâu đuổi theo, húc bà ngã xõng xoài xuống mặt đất. Tưởng bà chết rồi, nó phá cổng chạy ra ngoài.
Khi con trâu chạy thoát ra cánh đồng, thì dân làng mới đuổi theo khống chế. Gia đình lập tức đưa mẹ T và chú D đi cấp cứu. Tuy nhiên, ông D đã qua đời vì mất máu quá nhiều.
Ngoài việc con trâu húc thủng bụng, thì cú húc của nó khiến nhiều cơ quan nội tạng dập nát, chảy máu. Anh em, họ hàng truyền cho ông cả chục đơn vị máu, nhưng ông vẫn không sống được. Mẹ T tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng cũng bị vỡ xương hông, phải nằm mấy tháng trời.
Sau vụ con trâu nổi điên kinh hoàng, phá dây thừng, húc chết chú ruột và mẹ, gia đình T, cùng một số hộ trong họ hàng đã quyết định đóng cửa lò mổ. T cũng bỏ luôn nghề lái trâu. Giờ T đi làm thuê, làm mướn, tuy kiếm được ít tiền hơn, nhưng có tiền đều đặn và điều quan trọng hơn, là tinh thần được thoải mái.
Theo ông phó thôn Phúc Lâm Đỗ Văn Khuyến, sau vụ việc con trâu nổi điên húc chết một người và húc bị thương một người trong gia đình anh T, thì người dân ở làng cẩn thận hơn trong việc dắt trâu, giết mổ trâu.
Hầu hết các vụ trâu nổi điên tấn công người là do quá trình dắt trâu không cẩn thận, dây thừng buộc không vững. Thậm chí, nhiều gia đình khi đưa trâu về làng, còn lấy bao tải trùm đầu, bịt mắt nó lại để nó không hoảng sợ. Tuy nhiên, cách làm đó cũng không khiến loài trâu bình tĩnh được. Có lẽ, trâu có giác quan thính nhạy, nên nó cảm nhận được sát khi toát ra từ ngôi làng này.
Và, một vụ tai nạn mới nhất cũng lại tiếp tục xảy ra, khi mới đây, một con trâu đã giật đứt dây thừng, nổi điên, và húc trọng thương bà Nguyễn Thị Hà. Cú húc của nó khiến bà Hà dập lá lách. Mặc dù máu chảy đầy ổ bụng, nhưng do được cứu chữa kịp thời, nên bà Hà giữ được mạng sống. Nhưng cái chết hụt của bà Hà, đã thêm một dấu hiệu nữa khiến người dân Phúc Lâm hoảng sợ, đồn đại ầm ĩ về chuyện trâu “báo oán” con người.
Buôn thịt trâu cũng tán gia bại sản
Ông phó thôn Đỗ Văn Khuyến vốn là thợ mổ trâu, lái trâu chuyên nghiệp, đã hành nghề mấy chục năm, cũng phải thừa nhận rằng, ngẫm lại quãng đời buôn trâu của mình, ông nhận ra, không chỉ thợ mổ trâu, mà lái trâu, buôn thịt trâu, xương trâu, cũng đều không khá giả. Thậm chí, kiểm đếm lại, ông thấy hầu hết các gia đình liên quan đến việc tàn sát trâu, không dính chuyện nọ thì chuyện kia.
Mở rộng ra ngoài làng Phúc Lâm một chút, ông Khuyến kể về những gia đình buôn bán thịt trâu khét tiếng, xuất thân từ làng Phúc Lâm. Những người này buôn bán thịt trâu từ Phúc Lâm đi khắp nơi, rồi họ tạo dựng những đại lý phân phối thịt trâu đi khắp ngả. Họ có tiền nên về phố sá sinh sống, xây nhà cửa to tướng, nhưng rồi kết cục đều quay về con số không tròn trĩnh.
Ông Khuyến kể nhiều về bà C., có đại lý bán thịt trâu rất lớn ở phố Hòe Nhai (Hà Nội). Mình bà bươn chải với nghề buôn thịt trâu, mà nuôi cả chồng lẫn đàn con 6 người.
Thế nhưng, thời gian phất lên thì ngắn, mà đi xuống thì dài, đến mức không thể ngóc đầu lên được nữa. Chồng bà mắc trọng bệnh, mất sớm. Người con cả đi tù vì buôn bán ma túy. Vợ bỏ lại con cho bà nuôi, đi theo người đàn ông khác. 5 người con còn lại, gồm cả trai lẫn gái, gia đình đều lục đục, bỏ nhau, làm ăn vỡ nợ, bỏ xứ trốn nợ không khi nào thấy về nữa. Giàu có là vậy, con cái nhiều thế, nhưng bà C., giờ ở tuổi 70, vẫn phải bán hàng kiếm sống, tự lo cho mình.
Một bà nữa tên Kh., cũng buôn thịt trâu từ Phúc Lâm về Hà Nội. Bà có đại lý phân phối thịt trâu to tướng ở chợ Bắc Qua (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bà này có 2 người con trai. Một người đi tù vì dính vào ma túy. Một người con thì quăng lựu đạn vào bọn xã hội đen, nhưng lựu đạn không nổ, mà bị chúng bắn chết. Giờ đã già, bà Kh. vẫn phải phục vụ 2 ông con này. Hai người con dâu đều đã bỏ chồng từ lâu rồi.
Rồi bà M., bán thịt trâu ở Khâm Thiên, có 4 người con thì hiện 3 ông ngồi tù, còn một ông cướp tàu bị ngã, hiện cụt chân.
Bà Ch., mỗi ngày tiêu thụ cả tạ thịt trâu của làng Phúc Lâm ở chợ Ngô Sĩ Liên, con cái cũng không ra gì, cứ vào tù ra tội như cơm bữa, nghiện ngập hết cả… Còn vô vàn những ví dụ buồn bã liên quan đến cái nghề sát sinh, mà ông Khuyến bảo kể cả ngày cũng chẳng hết.
Ông phó thôn Đỗ Văn Khuyến cho biết, làng nghề mổ trâu Phúc Lâm mỗi ngày thêm mai một, có một phần nguyên nhân từ việc nhiều gia đình gặp nạn vì bị trâu húc. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại là những ám ảnh vô hình. Làm nghề sát sinh, nên tâm người dân trong làng không tĩnh tại, lúc nào cũng hoang mang, lo lắng. Sẵn có tâm lý đó, nên bất kỳ cái chết nào, như chết già, chết bệnh, chết tai nạn, hoặc bệnh trọng, gặp rủi ro trong cuộc sống… họ đều đổ cho nguyên do là con trâu “báo oán”.
Ngoài nguyên nhân mang tính tâm linh, thì cũng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Điều nhận thấy ngay, là nghề mổ trâu mang lại nhiều công ăn việc làm, nhưng nó lại quá vất vả, nguy hiểm, ô nhiễm và đặc biệt là khó làm giàu.
Trong số mấy chục lò mổ, với hàng trăm hộ có nghề nghiệp dính đến con trâu, thì chỉ có vài hộ khá giả. Còn lại, các gia đình làm việc liên quan đến giết mổ trâu đều bình thường, thậm chí là nghèo. Không ít hộ còn phá sản, thậm chí tan nát gia đình, vợ chồng ly tán.
Ông Khuyến phân tích, những thợ buôn trâu, lái trâu là người trong làng, đều ít học hành. Họ lang bạt nay đây mai đó, quan hệ rộng, tiếp xúc với nhiều cái xấu. Trong túi những lái trâu lúc nào cũng có cả trăm triệu đồng, nên khó tránh khỏi chuyện chơi bời, cờ bạc, thậm chí là trụy lạc. Không ít anh có vợ lớn, vợ bé, con chung, con riêng ở khắp nơi. Nhiều ông vỡ nợ vì bị gái lừa. Nhiều gia đình tan nát vì cái nghề liên quan đến con trâu này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất