Kỳ lạ, các nhà khoa học dùng "vi khuẩn" để dọn dẹp mộ cổ
Phát hiện mộ cổ chứa nhiều vàng và đá quý ở Cộng hòa Séc / Lật lại 'vụ án' trong mộ cổ, chuyên gia kinh hãi phát hiện ra điểm bất thường
Vốn là nơi cất giữ nhiều di tích lịch sử vô giá của nhân loại, thành phố Rome hiện nay đang phải ráo riết tìm ra giải pháp bảo vệ kho báu của mình khỏi nguy cơ bị tàn phá từ nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thời gian, ô nhiễm, mưa axit, mồ hôi và hơi thở của hàng triệu khách du lịch… Đứng trước thực trạng kể trên, nhà bảo tồn Alessandro Lugari và các đồng nghiệp đã đưa ra và thử nghiệm giải pháp công nghệ mới, sử dụng một trong những dạng sống lâu đời nhất còn tồn tại: vi khuẩn.
Công nghệ này của đội nhóm Lugari đã được thử áp dụng lên một phần di tích đá cẩm thạch đã bị nứt vỡ. Viên đá này sẽ được bao quanh bởi một loại enzyme thu hút chủng vi khuẩn vốn cư trú tự nhiên bên trong đá cẩm thạch. Sau 2 tuần bôi enzyme liên tục, nhờ quá trình vôi hóa các vi khuẩn, viên đá cẩm thạch được lấp đầy, trở nên chắc chắn hơn.
Lugari giải thích thêm về cơ chế hoạt động: “Vi khuẩn không đi xuyên qua đá cẩm thạch mà là xuyên qua các vết nứt, sau đó đông đặc lại. Chúng được bao phủ bởi canxi cacbonat – chất tương tự như đá cẩm thạch và vì vậy có thể liên kết dễ dàng, cùng cố thêm phiến đá cần được bảo tồn. Thử nghiệm của chúng tôi đã cho ra hiệu quả tích cực. Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ áp dụng công nghệ này lên toàn bộ di tích”.
Silvia Borghini – nhà bảo tồn tại Bảo tàng La Mã Quốc gia giải thích: dù vi khuẩn thường được biết đến với khả năng gây nhiễm trùng, chúng thực chất còn rất nhiều chức năng khác. Bà nói: “Hơn 95% vi khuẩn tồn tại không gây hại cho con người. Chúng ta đang sống giữa vi khuẩn và sống nhờ vi khuẩn”.
Kể từ tháng 11 năm 2019, vi khuẩn đã được ứng dụng để làm sạch Nhà nguyện Medici – một lăng mộ do Michelangelo thiết kế vào thế kỷ 16. Chiara Alisi – nhà vi sinh vật học tại Cơ quan Quốc gia Ý về Công nghệ Mới cho biết: “Những người chịu trách nhiệm (với nhà nguyện Medici) cho rằng việc sử dụng chất hóa học tiềm ẩn nguy cơ gây hại mạnh mẽ nên đã yêu cầu sự giúp đỡ của chúng tôi”.
Nhà nguyện Medici sau khi được “dọn dẹp” bởi vi khuẩn (Ảnh: Alamy)
Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này, Alisi và đội nhóm của mình đã tiến hành tìm kiếm các chủng vi khuẩn hữu ích tiềm tàng trong các khu chất thải công nghiệp, các khu mỏ bỏ hoang hoặc thậm chí cả những ngôi mộ cổ. Cô giải thích: “Vi khuẩn thực chất đã được chọn lọc tự nhiên để phát triển khả năng tiềm ẩn của chúng – những thứ mà chúng tôi có thể kiểm tra, nghiên cứu và áp dụng”.
Nói về tác dụng của vi khuẩn trong công cuộc bảo tồn, Silvia Borghini một lần nữa khẳng định: “Vi khuẩn rất dễ sử dụng, các món đồ tạo tác luôn sạch sẽ sau khi áp dụng phương pháp này. Vi khuẩn đồng thời cũng không gây hại cho môi trường hay bất kì loài động vật, thực vật nào, quả thực rất hoàn hảo với mục đích bảo tồn các chứng tích lịch sử”. Với một số lượng lớn các địa điểm khảo cổ với quy mô hoành tráng, việc áp dụng công nghệ vi khuẩn ở Ý còn là một thách thức khá lớn với các nhà khoa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
(Ảnh: CNN)