Ngôi làng Shoyna nằm ở phía bắc nước Nga, bên rìa của vòng Bắc Cực. Mặc dù nhiệt độ ở nơi đây khá lạnh, nhưng nó vẫn được xem là một sa mạc với cát trải dài 10km dọc bờ Biển Trắng. Nếu như tối đến, người dân những nơi khác được đi lại thoải mái bên ngoài thì mọi người sống ở Shoyna lại không thể làm được như vậy.
Sở dĩ Shoyna được xem là ngôi làng kỳ lạ nhất nước Nga bởi cứ đến ban đêm, nơi đây sẽ bị vùi lấp trong cát. Vào đầu những năm 1990, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện.Những cơn gió tây mang theo các cồn cát dọc theo bờ biển khiến toàn bộ ngôi nhà có thể bị bao phủ chỉ trong một đêm. Người dân Shoyna ngủ thiếp đi trong đêm và đến khi thức dậy, họ nhận thấy mình gần như bị chôn sống. Họ đã phải rất vất vả mới có thể thoát được ra ngoài.Và từ đó, hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại mỗi đêm.
Chính vì thế, thay vì được thảnh thơi ngồi trước nhà ngắm sao trời thì người dân ngôi làng Shoyna buộc phải ở trong nhà để tránh bị vùi lấp trong cát. Thậm chí, khi đi ngủ vào ban đêm, họ không bao giờ đóng cửa bởi họ lo sợ sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ không thể mở được cửa nhà.
Trước đây, do số lượng cá và sinh vật biển tươi tốt ngoài khơi, ngôi làng chài nhỏ yên tĩnh này trở thành khu định cư tuyệt vời của 1500 cư dân sinh sống. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu cũng như việc đáng bắt thủy sản quá mức khiến cho nguồn tài nguyên ở đây ngày càng giảm bớt. Mọi người bắt đầu rời ngôi làng để tìm đến những vùng đất mới.
Vào đầu những năm 1990, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện.Những cơn gió tây mang theo các cồn cát dọc theo bờ biển khiến toàn bộ ngôi nhà có thể bị bao phủ chỉ trong một đêm
Hiện tại, làng Shoyna chỉ còn khoảng 300 người dân sinh sống. Giờ đây, người dân Shoyna không còn kiếm sống nhờnghề đánh bắt cá như trước đây, thay vào đó họ chỉ sống dựa vào những đồng lương hưu, tiềntrợ cấp thất nghiệp ít ỏi. Một số ít thì đi săn ngỗng hoặc kiếm tiền từ việc đào bới cát giúp mọi người thoát ra ngoài.
Trong những năm gần đây, một kiến trúc sư tên làJan Gunnar Skjeldsoy đã tìm đến đây và cố gắng thiết kế cho người dân ngôi nhà có thể chịu được gió và cát. Các nhà khoa học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để ngăn chặn hiện tượng này, nhưng chưa thành công.