Khám phá

Lạ lùng mỹ nhân miền núi đẹp như người Âu

Họ có nước da trắng trẻo, đôi mắt nâu, tóc sáng màu, thậm chí có người còn sở hữu đôi mắt màu xanh và mái tóc vàng như những người phương Tây.

Người Kalash (hay còn gọi người Kalasha) là một tộc người bản địa cư trú tại thung lũng Kalasha thuộc vùng núi Hindu Kush của Pakistan từ cách đây hàng nghìn năm. Khác với phần lớn các sắc dân ở Pakistan, người Kalash có ngoại hình rất đặc biệt.

Họ có nước da trắng trẻo, đôi mắt nâu, tóc sáng màu, thậm chí có người còn sở hữu đôi mắt màu xanh và mái tóc vàng như những người phương Tây.

Tương truyền, bộ tộc này là hậu duệ của đội quân người Hi Lạp dưới quyền Alexandre Đại đế. Tuy vậy, các xét nghiệm DNA cho thấy người Kalash không có bất kỳ mối liên hệ nào với người Hy Lạp.

Người Kalash có một nền văn hóa độc đáo với nhiều lễ hội và nghệ thuật biểu diễn phong phú. Ngôi nhà của họ cũng rất đặc biệt, được làm bằng gỗ và đá khoét sâu vào trong núi.

Dù sống giữa một đất nước Hồi giáo khắt khe bậc nhất thế giới nhưng người Kalasha có quan niệm rất cởi mở và tự do về tình yêu và hôn nhân, đặc biệt là với phụ nữ.

Người Kalash có quyền tự chọn chồng hoặc vợ cho mình. Nếu như hai bên không hòa hợp, họ có thể ly hôn và ngay lập tức tìm đối tượng mới.

Khi vợ chồng chưa bỏ nhau, mà người phụ nữ thích người đàn ông khác, thì họ có quyền bỏ trốn khỏi gia đình, đi theo người đàn ông kia mà không bị cộng đồng lên án. Người tình mới muốn lấy người phụ nữ này sẽ phải thực hiện thủ tục bồi hoàn cho chồng cũ của cô ta.

Có thể nói, sự phóng túng trong quan hệ tình cảm đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Kalash. Thậm chí, họ còn tổ chức cả một lễ hội có tên Joshi, nơi người phụ nữ có thể thoải mái tìm người tình ngoài chồng.

Hiện cuộc sống của người Kalash vẫn còn nghèo đói và vất vả do công việc kiếm sống của họ chủ yếu là nghề nông. Đàn ông chăn nuôi, chủ yếu là chăn dê ở trong rừng, còn phụ nữ quán xuyến gia đình, trồng trọt, lấy củi.

Theo ước tính, tổng dân số của tộc người Kalash ở Pakistan chỉ còn lại trên dưới 3.000 người. Nền văn hóa của họ đang có nguy cơ biến mất trước làn sóng văn hóa ngoại lai cũng như sức ép của cuộc mưu sinh.

Theo T.B/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo