Lãnh cung là nơi giam cầm các phi tần phạm tội, tại sao thái giám lại tranh nhau đến phục vụ?
Phi tần sống thọ nhất thời Càn Long, cả đời không có con cái, được Hoàng đế của hai triều đại sủng ái / Thân phận của thê thiếp và hoàng hậu có sự khác biệt lớn, có thể thấy được qua chi tiết về chỗ ngủ, chẳng trách các phi tần đều ghen tị
Người xưa có câu "chơi với vua như chơi với hổ", hoàng đế có tâm trạng thất thường, không ai đoán biết được suy nghĩ của ông. Chính vì vậy, từ phi tần cho đến cung nữ, thái giám đều hết sức cẩn trọng khi phục vụ hoàng đế, sợ xúc phạm đến long nhan và rước họa vào thân.
Những phi tần trong hậu cung đều không phải là thánh nhân, cho dù cẩn thận đến mấy thì cũng có lúc mắc sai lầm. Sai lầm đó không cướp đi sinh mạng của họ thì cũng có thể khiến họ bị đày vào lãnh cung.
Những khán giả của phim cổ trang Trung Quốc, đặc biệt là dòng phim cung đấu không còn xa lạ gì với một nơi gọi là lãnh cung. Đúng như tên gọi, lãnh cung là nơi ẩm thấp và lạnh lẽo, môi trường rất khắc nghiệt. Nơi này gần như quanh năm không có ai ghé thăm, hầu hết các phi tần bị đưa vào đó thì xác định cả đời không thể ra ngoài. Tuy nhiên, tại sao các thái giám khi xưa lại cạnh tranh nhau để được vào lãnh cung hầu hạ những phi tần đã thất sủng này? Có chuyện gì ẩn chứa đằng sau quyết định được cho là lạ lùng này?
Đối với các phi tần, lãnh cung là nơi đáng sợ nhất trong hoàng cung. Việc bị đưa vào đó có thể là tạm thời nhưng cũng có khi kéo dài cả đời. Phi tần bị giam trong lãnh cung phải chịu nhiều đau khổ về tinh thần. Họ không còn được mọi người kính trọng như trước. Thậm chí, ngay cả thái giám và cung nữ cũng xem thường họ. Tuy nhiên, một số thái giám đã lợi dụng những phi tần sa cơ này để kiếm trác. Họ phải tranh nhau để có thể được theo những phi tần này vào lãnh cung và hầu hạ họ.
Một lý do quan trọng phải kể đến là ở lãnh cung, thái giám có thể kiếm thêm thu nhập. Những phi tần bị đày vào đây không thể ra ngoài, không cho phép ai đến thăm. Người bên ngoài và bên trong nếu muốn tiếp nhận tin tức thì phải hối lộ thái giám. Vì vậy, thái giám phục vụ trong lãnh cung nghiễm nhiên kiếm một khoản tiền béo bở từ các phi tần và người nhà của họ.
Làm việc ở lãnh cung cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trong cung, thái giám có nhiều cấp độ khác nhau, nếu một viên thái giám nhỏ lỡ phạm lỗi thì sẽ bị trừng phạt. Nhưng trong lãnh cung, không còn chủ nhân nào trừng phạt họ, cuộc sống có thể nói là rất thoải mái. Thậm chí, phi tần ở lãnh cung còn phải nhìn mặt thái giám. Ai lại không muốn làm một công việc như vậy?
Nếu lỗi lầm của phi tần bị đày vào lãnh cung rất nhỏ thì vẫn có cơ hội thoát ra ngoài. Nếu nàng đã sinh được hoàng tử thì cũng không bị giam cầm lâu. Lúc này, các thái giám muốn vào lãnh cung để hầu hạ và bày tỏ lòng trung thành. Giúp đỡ những phi tần này ở thời điểm khó khăn thì sau khi ra khỏi đây, thái giám nhất định được báo đáp xứng đáng. Thái giám sẽ có cơ hội được thăng chức. Ngược lại, nếu thái giám nào xem thường người khác, bắt nạt phi tần trong thời gian họ bị đày vào lãnh cung thì chắc chắn sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Tuy nhiên, cơ hội để phi tần ra khỏi lãnh cung thường không cao. Lý do lớn nhất mà thái giám cạnh tranh nhau để được vào phục vụ trong lãnh cung đó là họ sẽ được nhiều lợi ích hơn, việc nhẹ hơn, thu nhập cao hơn. Dù sao, quanh năm suốt tháng hầu như không ai đến lãnh cung kiểm tra, thái giám không phải ngày đêm sống trong sợ hãi. Có thể nói cuộc sống của những thái giám làm việc trong lãnh cung dễ chịu hơn ở nơi khác rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tìm thấy lăng mộ của Tôn Ngộ Không và em trai, gậy Như Ý thực ra được làm từ sắt, dài 7 mét?
Tây Du Ký 1986: Bí ẩn rùng rợn về cây nhân sâm ở Ngũ Trang Quán khiến Tôn Ngộ Không nổi giận quật đổ
CLIP: Màn leo cây săn khỉ siêu đẳng của sư tử khiến nhiều người choáng ngợp
Vị hoàng đế có cái chết ‘nhạt nhẽo’ nhất lịch sử Trung Quốc, bị vợ cho ‘bay màu’ vì dám chê già
Tây Du Ký 1986: Giải mã bí mật ẩn sau phương pháp bắt mạch bằng tơ của Tôn Ngộ Không
CLIP: Trận chiến đẫm máu giữa cá sấu và đàn rái cá, cuộc chạm trán không cân sức