Lệnh Ý Hoàng quý phi và bí ẩn trăm năm bên dưới chiếc quan tài
Một lão nông đã bắt rắn 40 năm chia sẻ kinh nghiệm: Rắn độc cũng sợ loại cây này, khi trồng trong sân có thể ăn được và xua đuổi rắn / Giả thuyết về cách người ngoài hành tinh di chuyển, thích nghi và phát triển ngoài trái đất
Nổi tiếng nhất và được nhiều người quan tâm nhất trong số những người vợ Càn Long Đế có lẽ là Lệnh Ý Hoàng quý phi. Nhưng hầu hết mọi người chỉ hiểu về bà thông qua phim ảnh với những tình tiết hư cấu tăng điểm giật gân cho cốt truyện. Vậy trong lịch sử, Lệnh Ý Hoàng quý phi là ai?
1.1. Lệnh Ý Hoàng quý phi - Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu là ai?Lệnh Ý Hoàng quý phi sau khi con trai là Gia Khánh Đế lên ngôi được truy phong làHiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, nguyên họ Ngụy thị, sinh ngày 23/10/1727, xuất thân từ Chính Hoàng kỳ lớp Bao y thấp kém - tầng lớp phục vụ hoàng thất Mãn Châu. Dòng họ bà sau đó được hoàng đế Gia Khánh - con trai của bà sửa và gọi thành "Ngụy Giai thị" để giống với Mãn tộc.
Tranh vẽ chân dung Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Hình ảnh: Wikipedia
Chính vì vậy, năm 13 tuổi, do thuộc Nội vụ phủ, Ngụy Giai thị được chọn vào trong cung đợt tuyển tú hàng năm của Nội vụ phủ. Ngay khi nhập cung, Lệnh Ý Hoàng quý phi là Nội vụ phủ Bao y nữ tử, tức là cung nữ hầu hạ cho Hậu phi ở trong cung đình.
1.2. Từ cung nữ hèn kém đến sủng phi tôn quý của Càn Long ĐếTheo lệ của những người cùng xuất thân như bà trong truyền thống triều Thanh, thì trước đó phải trải qua vị trí Thường tại hoặc Đáp ứng, những vị trí vốn dùng để phong Cung nữ tử may mắn được Hoàng đế sủng hạnh rồi dần lên phi tần. Thế nhưng không ai rõ Lệnh Ý Hoàng quý phi trở thành phi tần chính thức lúc nào mà chỉ theo tư liệu được ghi chép sớm nhất về bà thì đã được phong là Quý nhân rồi.
Do vậy, có lẽ Ngụy Giai thị nhờ là nô tì thân cận do đích thân Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu chỉ bảo nên việc Ngụy thị nhảy vọt trở thành Quý nhân cũng là do Hoàng hậu tiến cử lên.
Đến năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23/1 âm lịch, Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Quý nhân Ngụy Giai thị lên cấp vị Tần. Theo Wikipedia, từ tước Tần thì các hậu phi sẽ có phong hiệu, và phong hiệu của Ngụy thị được chọn là "Lệnh". Căn cứ vào "Hồng xưng thông dụng" của Nội vụ phủ soạn thảo, "Lệnh" theo Mãn ngữ có nghĩa là "Thông tuệ", "Sáng suốt". Và chỉ 4 năm sau (năm 1749) chính thức cử hành lễ sắc phong Lệnh phi.
Lệnh phi Ngụy Giai thị. Hình ảnh: Wikipedia
Sau đó, chỉ trong 3 năm (1756 đến 1758), Lệnh phi liên tiếp hạ sinh 3 người con cho vua Càn Long và cũng là giai đoạn sinh nở liên tục nhất của bà. Năm 1759, bà được phong làm Lệnh Quý phi. Và tổng cộng, bà đã hạ sinh cho Càn Long Đế 6 người con, trong đó có Gia Khánh Đế sau này. Năm 1765, Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị đột nhiên bị thất sủng, Lệnh Quý phi được tấn phong làm Hoàng quý phi, thay Hoàng hậu cai quản lục cung.
Năm 1775, Hoàng quý phi Ngụy thị qua đời và được ban thụy hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi. Sau khi con trai của bà là Gia Khánh Hoàng đế lên ngôi, bà được truy phong làm Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
Từ một cung nữ tử xuất thân hèn kém nhanh chóng trở thành Hoàng quý phi, cai quản lục cung và được truy phong làm Hoàng hậu thì Lệnh Ý Hoàng quý phi rõ ràng không hề tầm thường và sự sủng ái mà Càn Long Đế dành cho bà quả thực "vô tiền khoáng hậu".
1.3. Vì sao Lệnh Quý phi chết?Theo Thanh sử cảo, năm Càn Long thứ 40 (tức năm 1775), ngày 29/1 âm lịch, Hoàng quý phi Ngụy thị qua đời tại Cát An sở, hưởng thọ 47 tuổi. Vua Càn Long vì quá thương tiếc nên đã ngừng thiết triều 5 ngày để để tang bà, ban cho bà thụy hiệu Lệnh ý Hoàng quý phi. Không những, vị vua nổi tiếng Thanh triều này còn viết một bài thơ mang tên "Lệnh ý Hoàng quý phi vãn thi" để tưởng nhớ người vợ mà mình hết mực sủng ái.
Lệnh Ý Hoàng quý phi trên các bộ phim ảnh truyền hình. Hình ảnh: Sohu
Về nguyên do cái chết của Lệnh Ý Hoàng quý phi, đến nay đó vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với đội ngũ chuyên gia sử học và hậu thế. Bởi không có ghi chép lịch sử chính thống nào trả lời cho việc vì sao Lệnh Quý phi chết?
Chính vì vậy đây là kho tàng vô đáy để các nhà làm phim sáng tạo và vẽ nên những kịch bản khác nhau cho cái chết của Lệnh Ý Hoàng quý phi. Chết vì bị hạ độc, chết vì bạo bệnh, chết vì bị ám sát,... những cái chết này của Lệnh Ý Hoàng quý phi đều từng được xuất hiện trong các bộ phim "ăn khách" về hậu cung triều Thanh.
1.4. Lăng mộ của Lệnh Ý Hoàng quý phiNgày 23/10, vào giờ Thìn, Thanh Cao Tông Càn Long Đế làm lễ phụng an kim quan của Lệnh Ý Hoàng quý phi đến địa cung của Dụ lăng.
Thanh Dụ lăng là lăng tẩm chôn cất Càn Long Hoàng đế - vị Hoàng đế thứ sáu của Thanh triều. Lăng tẩm này khai công vào năm 1743, được lựa chọn tọa lạc tại Thắng Thủy Dục thuộc phía Tây của Hiếu lăng, nay thuộc Thanh Đông lăng. Được biết chi phí để hoàn thành cụm công trình là hơn 170 vạn lượng bạc lúc bấy giờ.
Quan tài của Lệnh Ý Hoàng quý phi bên trong Dụ lăng. Hình ảnh: Sina
Theo ghi chép của chính sử, Lệnh Ý Hoàng quý phi là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng cùng với Càn Long Đế tại địa cung, an nghỉ ở phía bên phải quan tài của nhà vua. Đặc biệt, ông còn ra lệnh tăng lượng văn vật bồi táng thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường cho cấp vị của bà (tổng là 58 kiện sau khi đã tăng thêm theo ghi chép của "Thanh đại cô bổn nội các lục bộ đương án tục biên").
2. Bí ẩn trăm năm bên dưới chiếc quan tàiNăm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh và thủ hạ tổ chức khai quật mộ Càn Long Đế và Từ Hi Thái hậu bằng cách dùng đại pháo phá cửa vào lăng mộ với mục đích vơ vét của cải châu báu. Thế nhưng chuyến đi hôm ấy đã khiến bọn chúng bị dọa tới mức "thần hồn điên đảo" vì cảnh tượng mà chúng nhìn thấy bên trong.
Biết tin lăng mộ tổ tiên bị bọn xấu xâm phạm, Phổ Nghi đế vô cùng phẫn nộ và lệnh cho bọn Tái Trạch, Kỳ Linh, Bảo Hy đến quần thể Thanh Đông lăng điều tra tình hình cụ thể. Trong quá trình đó, người ta phát hiện ở góc phía tây của Dụ lăng có "người sống". Mà "người sống" ở đây chính là Lệnh Ý Hoàng quý phi.
Thi thể không bị thối rữa của Lệnh Ý Hoàng quý phi. Hình ảnh: Thanh Cung Đình
Theo như lời kể lại của Bảo Hy – người tận mắt chứng kiến cảnh tượng đó trong cuốn "Đông Lăng nhật ký", ông miêu tả đôi dòng:
"Quan tài đặt trên thạch sàng (giường đá) nằm ở giữa gian phòng phía Tây có phát hiện ngọc thể của một vị phi tần.
Ngọc thể may mắn không hề phân hủy, người nằm trong quan tài có nét mặt sang quý, cằm nhiều nếp nhăn, răng chưa rụng hết, tựa như người 50-60 tuổi, xương và da đều còn nguyên vẹn, không chút hư tổn, nụ cười phúc hậu tựa như Bồ Tát.
Đây quả thực là chuyện vô cùng kỳ lạ…"
Theo sử sách thì trong địa cung tổng cộng chôn cất 6 người, ngoài Càn Long Đế thì có Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu và Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu cùng 3 vị Hoàng quý phi được hợp táng là Triết Mẫn Hoàng quý phi, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Thục Gia Hoàng quý phi.
Dựa vào nhân dạng và độ tuổi của xác chết, người ta suy đoán đó là ngọc thể củaHiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Điều đáng nói là tại sao tất cả 5 người còn lại thì thi thể đã hóa thành xương cốt mà duy nhất chỉ có của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu sau trăm năm vẫn nguyên vẹn không bị mục nát đến vậy. Đây vẫn còn là một bí ẩn mà chưa tìm ra được lời giải đáp.
Chân dung Lệnh Ý Hoàng quý phi. Hình ảnh: Wikipedia
Lệnh Ý Hoàng quý phinổi tiếng là người vợ Càn Long Đế cưng chiều nhất giữa tam cung lục viện, bà không chỉ có nhan sắc khuynh nước khuynh thành, tâm tính lương thiện, thông minh nhanh nhẹn mà cái chết và chiếc quan tài của bà còn ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn mà hậu thế chưa thể giải đáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ