Khám phá

Loài rắn có nọc độc mạnh nhất hành tinh: Vết cắn phá hủy nội tạng, đủ giết 100 người 1 lúc

Theo Australiangeographic, lượng nọc độc sau mỗi vết cắn của rắn Taipan nội địa đủ để giết 100 người trưởng thành cùng một lúc.

Hoàng hậu Nam Phương đã qua đời như thế nào / Người vợ đá vàng của vua Gia Long

Theo thống kê của Global Initiative Snakebite, khoảng 120.000 người trên thế giới chết vì bị rắn độc cắn mỗi năm, trong đó, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận nhiều ca tử vong vì rắn độc cắn nhất thế giới (một phần là do điều kiện chăm sóc ý tế còn nghèo nàn).

Phó giáo sư Bryan Fry, chuyên gia về nọc độc tại Đại học Queensland (Australia, hay Úc) cho biết, riêng tại nước Úc có khoảng 170 loài rắn trên cạn sinh sống, trong đó, có một số loài rắn độc sở hữu nọc độc khủng khiếp, xếp vào hàng top trên thế giới.

Australiangeographic liệt kê Top 5 loài rắn nguy hiểm nhất nước Úc:

Rắn Taipan nội địa

Tên khoa học: Oxyuranus microlepidotus

Phân bố: Trong các khe nứt ở vùng đồng bằng khô cằn thuộc các vùng Queensland, Nam Úc, New South Wales và Northern Territory.

Ảnh: Matt Burman

Sở hữu nọc độc khủng khiếp, rắn Taipan nội địa được xem là loài rắn trên cạn độc nhất Úc và trên thế giới (nhiều chuyên gia nhận định nọc của Taipan nội địa mạnh hơn cả rắn biển Belcher). Người Úc bản địa gọi chúng với cái tên 'Rắn hung dữ'.

Không giống như hầu hết các loài rắn khác, loài rắn Taipan nội địa tiến hoá như động vật có vú, vì vậy nọc độc của nó được 'thiết kế' để giết con mồi máu nóng.

Australiangeographic cho biết, nọc độc của Taipan nội địa mạnh gấp 50 lần nọc độc của rắn hổ mang chúa. Lượng nọc độc chỉ bằng 110mg của rắn Taipan nội địa sau mỗi vết cắn đủ để giết 100 người đàn ông trưởng thành/hoặc tiễn 250.000 con chuột về cõi chết cùng một lúc!

Nọc độc của rắn Taipan nội địa gây rối loạn đông máu, tê liệt hệ thần kinh, phá hủy nội tạng (gây suy thận, phổi, gan), gây tê liệt cơ, và phá vỡ các mô.

 

Tuy độc nhưng loài rắn này nhút nhát và thường yên phận trong các hốc đá, khe nứt vùng đồng bằng. Vì thế, rất ít người bị loài rắn này tấn công. Nếu bị cắn, một người trưởng thành sẽ tử vong sau 45 phút nếu không được chữa trị kịp thời.

Đặc điểm thú vị nhất của rắn Taipan nội địa là có thể thay đổi màu da theo mùa, với các màu phổ biến là màu vàng, màu xanh đen.

Rắn nâu miền Đông

Tên khoa học: Pseudonaja textilis

Phân bố: Khắp vùng phía Đông của lục địa Úc.

 

Nổi tiếng nhanh nhẹn cùng tính khí hung hăng, rắn nâu miền Đông chịu trách nhiệm là loài rắn gây ra nhiều ca tử vong ở Úc, nhiều hơn bất cứ loài rắn nào khác.

Nọc độc của chúng mạnh thứ hai trên thế giới. Vết cắn khiến nạn nhân đau đớn tột cùng, bị tê liệt, đông máu và có thể tử vong sau vài phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

 

Rắn nâu miền Tây

Tên khoa học: Pseudonaja mengdeni

Phân bố: Sinh sống rộng rãi trên hầu hết lục địa Úc, ngoại trừ những vách ẩm ướt của phía đông Úc và tây nam Tây Úc.

Không hung dữ bằng 'người anh em ở miền Đông', rắn nâu miền Tây khá nhút nhát và thường lẩn trốn nếu đụng độ con người.

 

Mặc dù nọc độc của nó không mạnh bằng rắn nâu miền Đông, tuy nhiên, trong mỗi vết cắn lượng nọc độc nhiều gấp 3 lần so với loài rắn nâu miền Đông.

Vết cắn của chúng không gây đau đớn và lại rất nhỏ. Do đó, nếu bị cắn, nạn nhân thường không nhận biết sớm. Sau đó, khi ngấm độc, các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đông máu nặng (rối loạn đông máu) và suy thận mới rõ rệt.

Rắn hổ

Tên khoa học: Notechis scutatus

Phân bố: Dọc theo bờ biển phía đông nam của Úc, từ New South Wales và Victoria đến Tasmania, và Nam Úc.

 

Là loài rắn chịu trách nhiệm gây nên các vụ tấn công con người cao thứ hai tại Úc, nọc độc của rắn hổ có thể khiến một người trưởng thành tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Biểu hiện ban đầu sau khi bị cắn là đau ở chân và cổ, ngứa ran, tê bì, đổ mồ hôi. Tiếp theo là khó thở và tê liệt. Nọc độc cũng phá vỡ mạch máu máu và cơ, suy thận.

 

Rắn Taipan bờ biển

Tên khoa học: Oxyuranus scutellatus

Phân bố: Tập trung dọc theo bờ biển phía đông, từ phía bắc New South Wales đến Brisbane và phía bắc Tây Úc.

Đây là loài rắn sở hữu cặp răng nanh dài nhất trong tất cả các loài rắn sống tại Úc (13mm). Rắn Taipan bờ biển cũng là loài rắn có nọc độc mạnh thứ 3 tại Úc.

 

Taipan bờ biển không hung hăng như rắn nâu miền Đông, tuy nhiên, khi gặp nguy hiểm và phải đối đầu, chúng sẽ thủ thế bằng cách 'đóng băng' cơ thể trước khi phi một cú đớp cực nhanh vào kẻ thù.

Trước khi các nhà khoa học chế được loại kháng độc năm 1956, thì các vết cắn của Taipan bờ biển gây tỉ lệ tử vong cao nhất ở người tại Úc.

Nọc độc ảnh hưởng đến hệ thần kinh và máu, với các biểu hiện ban đầu là buồn nôn, co giật, chảy máu trong, phá hủy cơ và tổn thương thận. Trong trường hợp nặng, nạn nhân có thể tử vong chỉ trong 30 phút.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm