Loại vải quý hiếm bậc nhất thế giới: Việt Nam là 1 trong 3 nước duy nhất sản xuất được
Có một nhà thờ ở Nam Định dù bị bỏ hoang, đổ nát vẫn hút nhiều người đến ngắm / Vẻ nguyên sơ tại khu rừng Việt Nam đầu tiên tìm thấy ‘kỳ lân châu Á’ - sao la
"Ở Việt Nam, tôi là người đầu tiên", nghệ nhân Phan Thị Thuận tự hào nói với hãng tin AFP về hành trình đến với lụa tơ sen – một trong những loại vải quý hiếm nhất trên thế giới mà chỉ có Campuchia, Myanmar và mới đây hơn là Việt Nam, sản xuất được.
Bà Thuận đã gắn bó với nghề dệt 40 năm, nhưng lụa từ tơ sen lại là một lĩnh vực hoàn toàn khác. Năm 2017, bà Thuận mới bắt đầu nghiên cứu, mày mò nhiều cách thức khác nhau để tìm ra kĩ thuật lấy được nhiều tơ nhất từ cuống sen. Đó là một quá trình không hề đơn giản, đòi hỏi sự tinh tế và tỉ mỉ.
Nếu như ở ngành dệt lụa truyền thống, con tằm là "nhân công" chủ lực đảm nhiệm nhả tơ, thì với lụa sen, việc này do con người thực hiện.
Người nghệ nhân sẽ dùng một con dao nhỏ rạch cuống sen, rồi nhẹ nhàng tách rời nó, kéo ra những sợi tơ mỏng, khéo léo miết bằng tay để bện chúng vào nhau. Cuống sen phải được xử lý trong vòng 24h sau khi được hái lên, bởi lúc này, nó vẫn còn trữ nước, khi kéo tơ sẽ không bị đứt.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận kéo tơ sen. Ảnh: Business Insider
Theo bà Thuận, "cuống của những bông nở rộ thường cho sợi tơ đẹp và chắc nhất. Sen quá già thì lại rất khó cắt cuống và rút sợi. Tơ sen mềm và đàn hồi hơn tơ tằm". Sau khi được bện lại, tơ sen được giặt sạch, phơi khô và dệt thủ công bằng tay.
Mỗi cuống sen thường không cho nhiều tơ. Bà Thuận ước tính, một thợ lành nghề có thể xử lý được 260 cuống sen mỗi ngày, tạo ra 175m sợi. Cần ít nhất 1.500 cuống sen để làm được một chiếc khăn lụa sen loại nhỏ. Loại lớn cần số lượng hơn thế gấp vài lần và có thể mất tới 2 tháng cho một sản phẩm hoàn chỉnh.
Công việc kì công và tốn thời gian như vậy, nhưng bà Thuận cho rằng nó rất xứng đáng. Thoạt nhìn, lụa sen vừa giống linen, vừa giống vải thô; khi sờ vào có thể cảm nhận được sợi vải. Nó mềm tay, thoáng mát như lanh nhưng lại không dễ nhăn và có vẻ dễ giặt sạch nếu bị bám bẩn. Một chiếc khăn lụa sen dài 25cm đã có giá hơn 200 USD.
Một năm sau khi hoàn thành sản phẩm đầu tiên, bà Thuận tới Campuchia để học hỏi sâu hơn về cách làm lụa sen. Bà tự tin rằng, lụa của bà không hề thua kém sản phẩm ở quốc gia có kinh nghiệm lâu đời hơn.
Tới nay, xưởng của bà Thuận ở Hoài Đức (Hà Nội) có 20 công nhân – tất cả đều do bà truyền dạy nghề, mỗi tháng đủ khả năng làm được tới 20 chiếc khăn. Vào thời kì cao điểm bận rộn, xưởng có thể lên tới hàng trăm người.
Ngoài lý lo về lợi nhuận, bà Thuận coi việc duy trì và mở rộng mô hình làm lụa sen là nhiệm vụ của mình, bởi nó "tạo ra công ăn việc làm và tốt cho môi trường". Nữ nghệ nhân ấp ủ ước mong kết hợp giữa tơ sen và tơ tằm để tạo ra loại vải với chi phí sản xuất thấp hơn và bền hơn tơ sen nguyên chất.
1 năm khảo sát đã quyết định đầu tư lớnỞ nửa bên kia bán cầu, doanh nhân người ý Pier Luigi Loro Piana đã nhanh tay đăng kí nhãn hiệu Loro Piana Lotus Flower cho các mặt hàng xa xỉ làm từ loại vải này sau khi nhìn ra tiềm năng của nó.
Ông chủ hãng thời trang cao cấp Loro Piana biết tới vải lụa sen là nhờ món quà từ một người bạn Nhật Bản. Tấm vải màu be được tặng, cùng với câu chuyện về sự ra đời của nó đã kích thích sự tò mò của "dân trong ngành" - hậu duệ đời thứ sáu trong gia tộc có truyền thống về dệt may. Đặt mảnh vải dưới kính hiển vi, Loro Piana nhìn thấy các sợi vải trông rất khác thường, nó có nhiều lỗ siêu nhỏ "giống như miếng bọt biển".
Ông Loro Piana nói rằng mình đã mặc chiếc áo khoác từ lụa sen quanh năm, dù nó không ấm như áo từ len cashmere. Nhờ trải nghiệm này, Loro Piana nhận ra nó rất phù hợp với dòng quần áo thể thao sang trọng bằng sợi tự nhiên được bày bán trong hệ thống cửa hàng thời trang cao cấp của công ty mình, trải dài từ Đại lộ Mandison ở New York đến Ginza ở Tokyo.
Chỉ 1 năm sau khi tới Myamnar – "quê hương" của món quà quý từ người bạn Nhật Bản, để khảo sát, năm 2010, Loro Piana đã lên kế hoạch bán khăn, áo cao cấp từ loại vải này, đồng thời dự định nhập khẩu lụa sen vào Ý để dệt, nhuộm công nghiệp, thay vì chỉ được làm thủ công ở quy mô nhỏ. Với ông, việc cần nhiều nhân công hơn để sản xuất ra loại vải quý này chẳng phải vấn đề gây phiền lòng. Một chiếc áo khoác từ lụa sen do công ty của Loro Piana sản xuất có thể có giá khởi điểm là khoảng 5.600 USD.
Ở góc nhìn của Loro Piana, áo khoác từ lụa sen sẽ là một điểm nhấn cho thương hiệu mình, làm nổi bật sự đổi mới, sáng tạo trong dệt may. Ông lạc quan rằng, "về lâu dài, nó có thể trở thành thứ gì đó rất thú vị".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán