Long bào của hoàng đế Trung Hoa tinh xảo thế nào mà hơn 500 người thợ mất 3 năm mới hoàn thành?
Chuyện về nữ hoàng 7 danh vị: Lấy chồng năm lên 7, xuất gia vẫn bị chồng gả cho tướng lĩnh / Bí ẩn thú vị đằng sau 7 bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử
Long bào phải thêu hình 9 con rồng
Trên long bào, hoa văn chủ yếu là rồng gồm 4 con chính long thêu ở trước, lưng và hai vai. Ở vạt trước và sau long bào thì mỗi vạt có hai con hành long. Dù nhìn từ trước hay sau đều sẽ thấy năm con rồng với hàm ý sự tôn quý. Con rồng cuối cùng thêu bên trong vạt trước, muốn nhìn thấy phải vén vạt áo lên.
Bên cạnh đó, văn rồng còn thể hiện trong những hình rồng nhỏ ở cổ áo, eo và cổ tay áo. Những đường uốn lượn dưới long bào gọi là “chân nước”. Phía trên chân nước thêu rất nhiều gợn sóng cuồn cuộn, còn báu vật đá dựng đứng gọi là “hài thủy giang nhai”, không chỉ tượng trưng cho may mắn bất tận mà còn hàm nghĩa “thống nhất giang sơn”, “mãi mãi thái bình”.
Một số hoa văn khác nữa trên long bào là văn phụng, văn mẫu đơn phú quý, văn ngọc tỉ, ở quanh văn rồng còn có văn mây ngũ sắc, văn dơi đỏ, văn thập nhị chương (nhật, nguyệt, tinh thần, sơn, long, hoa trùng, tông di, tảo, hỏa, phấn mễ, phủ, phất) tượng trưng cho điều lành. Mây ngũ sắc là hoa văn trang trí thường thấy, tượng trưng cho may mắn; văn dơi màu đỏ là tượng trưng cho “phúc lớn”, cũng là hoa văn trang trí không thể thiếu trên long bào.
Theo quan niệm của người xưa, hoàng đế là bậc “cửu ngũ chí tôn”. Số 9 là số dương, trong Dịch kinh biểu thị bằng một vạch liền (─), số 5 là hào vị thứ năm trong quái tượng tính từ dưới lên.
Trong “Ngũ kinh chính nghĩa”, Khổng Dĩnh Đạt ghi rằng: “Lời cửu ngũ, dương khí mạnh ngút trời, vì rồng ở trên trời. Hiện tượng này ví như thánh nhân có đức rồng, bay cao ở ngôi vị trên trời”. Vì thế, sau này “cửu ngũ” dùng để ví ngôi vua. Cũng từ văn hóa Đạo gia như vậy mà long bào có thêu 9 con rồng, tượng trưng cho hoàng đế.
Ảnh minh họa.
Mất 3 năm mới may xong một bộ long bào
Các thợ thủ công phải mất 3 năm để hoàn thành một chiếc áo long bào. Triều đình Trung Hoa có hẳn phường may chuyên dụng chuyên may y phục cho các thành viên trong hoàng tộc.
Với áo long bào, kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần mới được phép hoàn thành kiểu mẫu. Tiếp đến, mẫu thiết kế được chuyển giao cho các thợ làm lụa, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Cuối cùng là chuyển áo tới phường thêu để các nghệ nhân thực hiện khâu thêm các họa tiết.
Để thêu long bào của vua người ta dùng những loại chỉ đắt nhất, thậm chí là chỉ làm từ vàng thật. Và để hoàn thiện khâu thêu thùa sẽ cần đến 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng, chỉ bạc lên áo.
Để sử dụng tương ứng cho từng loại thời tiết, long bào cũng được may thành nhiều mẫu khác nhau. Tùy vào thời tiết sẽ có thêm áo lót hoặc không. Chất liệu có thể là lụa, da thuộc hoặc vải sợi.
Vải dùng để may long bào bao giờ cũng được làm từ chất liệu tốt nhất, mềm mại, thoải mái như lụa, tơ, gấm,… Thường là vải thượng hạng chọn từ những cống phẩm của các nước tiến cống. Hầu hết long bào sẽ có màu vàng, thêu họa tiết hình rồng bằng chỉ vàng, chỉ bạc.
Mỗi mẫu được dùng riêng cho từng dịp
Triều đình phong kiến có quy định mỗi loại long bào được dùng cho một dịp đặc biệt. Chẳng hạn long bào dùng đi du ngoạn vào những ngày thời tiết xấu và thậm chí những bộ chỉ dùng khi ăn và ra ngoài trời.
Màu sắc để may long bào cũng là màu dùng riêng cho hoàng đế như vàng tươi, đỏ, xanh và xanh sáng. Màu vàng thường được sử dụng trong các buổi lễ.
Những màu sắc còn lại được dùng trong những ngày lễ ở ba ngôi đền lớn: Long bào xanh ở Đền Cung đình, long bào đỏ ở Đền Mặt trời và long bào xanh sáng ở Đền Mặt trăng.
Mặc long bào nào, hoàng đế sẽ đeo đai và mũ phù hợp với long bào đó. Những chiếc áo long bào được dùng trong những ngày lễ trọng đại thường có họa tiết con rồng vàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?