Lý do gì khiến cá mập thích cắn cáp quang biển?
'Đánh nhau' với cá mập, người đàn ông may mắn thoát chết / Sư tử biển xé xác cá mập rồi xơi tái giữa biển
Các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết của vụ "cắn đứt" cáp quang biển đầu tiên là vào năm 1985. Họ phát hiện thấy dấu vết của răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary. Và từ đó một trong những nguyên nhân gây ra đứt cáp biển được biết đến nhiều nhất là do cá mập cắn.
Không giống với các đường cáp quang ngắn trên đất liền hay cáp đồng, cáp quang biển có chiều dài rất lớn và do đó nó cần có một điện áp rất cao để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu. Chính điện áp lớn đã tạo ra một từ trường xung quanh chiều dài của sợi cáp. Thông thường xung quanh các sợi cáp quang biển sẽ có một từ trường khoảng 50 Hz do dòng điện xoay chiều cấp năng lượng cho bộ khuếch đại bên trong gây ra.
Trong khi đó cá mập là một loài săn mồi có khả năng cảm nhận được từ trường để bắt con mồi. Vì vậy chúng thường tưởng nhầm từ trường phát ra đó là từ con mồi và tấn công những sợi cáp quang biển. Khi sợi cáp quang bị cá mập cắn có thể không đứt đôi, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng truyền tải dữ liệu.
Tuy nhiên tỷ lệ cáp quang biển bị đứt do cá mập cắnlà thấp hơn rất nhiều so với nguyên nhân do con người. Bởi lẽ tới 70% số vụ đứt cáp quang biển là do các hoạt động tàu thuyền vô tính móc và kéo đứt cáp quang, hay là do các hành động chủ ý cắt và đánh cắp cáp quang biển để chuộc lợi cho bản thân.
Vì sao cá mập không bị sâu răng?
Xem xét kỹ hàm răng cá mập, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong bộ răng của loài động vật hung dữ này chứa florua, thành phần cơ bản trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng của con người hiện nay, nên chúng không bị sâu răng hay các vấn đề khác.
Điều này giúp giải thích tại sao cá mập cắn xé con mồi rất hiệu quả. Hàm răng của chúng được thiết kế hoàn hảo để thực hiện những việc này, và không bao giờ bị sâu răng, nghiên cứu vừa được đăng trên Tạp trí sinh học cấu trúc.
Răng cá mập chứa canxi photphat florua, còn răng của con người và các loài động vật khác chứa hydroxyapatite - chất phi hữu cơ cũng được tìm thấy trong xương.
"Để giúp răng chống lại axit, các loại kem đánh răng thường chứa florua. Sau khi được chải, một lượng nhỏ (chưa đến 1%) hydroxit trên bề mặt răng của con người được đổi bằng florua", GS. Matthias Epple ở ĐH Duisburg-Essen và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói.
"Ngược lại, bề mặt răng của cá mập chứa 100% florua. Về nguyên lý, cá mập không bị vấn đề về răng. Vì chúng sống trong nước và đổi răng thường xuyên nên chúng không cần bảo vệ răng", Epple giải thích.
Để có cấu trúc răng độc đáo, cá mập nhiều lần thay răng trong đời. Lý do không phải vì sâu răng, mà răng chúng rất hay bị mắc vào con mồi hoặc bị lực tác động nào đó nên rụng mất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách