Khám phá

Mãn nhãn trước vẻ đẹp của những công trình kiến trúc tâm linh tọa lạc trên độ cao từ 3.000 m

Toạ lạc trên đỉnh núi hiểm trở cao từ 3.000 m so với mặt nước biển, những công trình kiến trúc tâm linh này minh chứng cho nỗ lực chinh phục thiên nhiên của con người.

Khám phá đảo Lý Sơn - thiên đường biển xanh của Quảng Ngãi / 7 điều khách Tây hứng thú khi du lịch tại Việt Nam

Kiến trúc độc đáo của các công trình không chỉ thu hút Phật tử mà cả du khách tham quan hàng năm.

Tu viện Rongbuk (Tây Tạng)

Nằm ở vị trí khoảng 5.000 m trên mực nước biển và trong làng Basum - Tây Tạng, Rongbuk (Rongphu) xác lập kỷ lục Guinness là tu viện nằm ở nơi cao nhất thế giới. Tu viện thuộc trường phái Nyingma lâu đời của Tây Tạng, xây dựng lần đầu năm 1902, bị phá hủy năm 1974 và cải tạo năm 1983.

Rongbuk là điểm đến linh thiêng quan trọng của tín đồ Phật giáo Mật tông. Để đến đây, các tu sĩ và du khách phải di chuyển bằng đường bộ dài, qua nhiều ngọn núi và cung đường lắt léo. Có thời kỳ, nơi đây quy tụ 500 tu sĩ, hiện nay còn khoảng 30 người.

Những công trình kiến trúc tâm linh tọa lạc trên độ cao từ 3.000 m - Ảnh 1.

Rongbuk lập kỷ lục Guinness là tu viện nằm ở nơi cao nhất thế giới

Với vị trí giữa dãy tuyết sơn hùng vĩ, tu viện Rongbuk trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, nơi những nhà thám hiểm Everest ghé qua trước khi chinh phục “nóc nhà thế giới”.

Quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan (Sa Pa, Việt Nam)

Nằm trên “nóc nhà Đông Dương” ở độ cao hơn 3.000 m, quần thể tâm linh Fansipan tại Sa Pa (Việt Nam) cũng là một trong những thiền môn có cao độ ấn tượng trên thế giới. Quần thể gồm 12 công trình mang dáng dấp những ngôi chùa Việt cổ Bắc Bộ từ thế kỷ XV-XVI. Nổi bật trong đó, Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5 m ngự trên đài sen, làm từ hàng chục nghìn miếng đồng mỏng 5 mm ốp trên một khung sắt có thể tích khoảng 1.000 m3.

Những công trình kiến trúc tâm linh tọa lạc trên độ cao từ 3.000 m - Ảnh 2.

Quần thể tâm linh Fansipan giữa trùng điệp núi non

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam - từng nhận xét: “Quần thể tâm linh Fansipan có khả năng khơi dậy nguồn tâm linh dồi dào, đem đến sự an lạc”.

Từ khi hoạt động năm 2018, quần thể tâm linh Fansipan là nơi hành hương, chiêm bái cầu an, cầu tài của hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Trong hai năm liên tiếp 2019 và 2020, nơi đây được giải Du lịch thế giới - World Travel Awards công nhận là Điểm du lịch văn hoá hàng đầu thế giới.

 

Quần thể tâm linh trên núi Nga Mi (Tứ Xuyên, Trung Quốc)

Nga Mi (Đại Quang Minh sơn) ở tỉnh Tứ Xuyên được cho là một trong 4 ngọn núi Phật giáo thiêng nhất Trung Quốc.Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn ở Vạn Phật, cao 3.099 m. Trải dài từ chân núi đến đỉnh, quần thể tâm linh gồm khoảng 26 ngôi chùa và miếu. Trong đó, Kim Đỉnh - nơi toạ lạc tượng Phật vàng Phổ Hiền Bồ Tát, ở độ cao 3.079 m như biểu tượng tại đây.

Những công trình kiến trúc tâm linh tọa lạc trên độ cao từ 3.000 m - Ảnh 3.

Tượng Phật vàng ở độ cao 3.079 m hút du khách và Phật tử đến chiêm bái

Chùa Vạn Phật cao 21 m với quả chuông lớn treo trên mái được xây dựng trên đỉnh Vạn Phật. Tương truyền, du khách và Phật tử hướng sang Kim Đỉnh cầu nguyện Phật Phổ Hiền và đánh chuông sẽ được như ý. Núi Nga Mi với quần thể tâm linh được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.

Thiền viện Paro Taktsang (Bhutan)

Bhutan là đất nước Phật giáo, tập trung nhiều công trình kiến trúc đặc trưng, nổi tiếng trong đó có thiền viện Paro Taktsang gắn liền quá trình tu tập và hành đạo của Kim cương Thượng sư Liên Hoa Sinh.

 

Thiền viện ở độ cao hơn 3.120 m, cheo leo trên vách núi đá nhìn xuống thung lũng Paro. Theo truyền thuyết, Kim cương Thượng sư Liên Hoa Sinh - người được dân Bhutan gọi là Đức Phật, đã cưỡi hổ bay đến thiền định 3 năm trước khi truyền bá đạo vào đất nước này. Vì vậy, thiền viện còn có tên gọi khác là Hổ Huyệt Tự (nơi hổ ẩn náu).

Những công trình kiến trúc tâm linh tọa lạc trên độ cao từ 3.000 m - Ảnh 4.

Thiền viện ParoTaktsang nằm giữa vách núi cheo leo

Thiền viện xây dựng năm 1962 và bị thiêu rụi trong một đám cháy năm 1998. Phải mất 7 năm, thiền viện mới được phục hồi với sự đóng góp hiện vật, tài chính và công sức của hầu hết người dân vương quốc Bhutan. Thiền viện linh thiêng này là một trong những Di sản thế giới được UNESCO công nhận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm