Mẹ đẻ vua Bảo Đại: Từ cung nữ nghèo và góc khuất trong chuyện tình với Vua, sinh được "Thái tử" mà đổi đời ứng theo lời tiên tri
Báo đốm tháo chạy trước pha tấn công của linh dương / Lợn rừng mẹ quyết chiến với báo đốm để cứu con
Chuyện tình của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã khiến nhiều báo chí phải tốn giấy mực để viết. Đào sâu hơn một chút, người ta mới biết rằng Đoan Huy Hoàng Thái hậu - mẹ đẻ vua Bảo Đại cũng có một cuộc đời nhiều sóng gió.
Lời tiên đoán về một Hoàng hậu
Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu là vị Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà tên thật là Hoàng Thị Cúc, sinh năm 1890. Gia đình bà tuy có cha là quan Tri huyện nhưng có cuộc sống rất khó khăn.
Khi nhỏ tuổi, bà đã phải sống nhờ nhà anh cả Hoàng Trọng Khang. Tuy nhiên, người anh này ham mê cờ bạc, có bao nhiêu đều "nướng" vào các chiếu bạc. Cũng bởi vậy mà gia đình ngày càng túng quẫn. Bà Hoàng Thị Cúc sau đó bị anh trai bán vào cung làm tì nữ hầu hạ cho bà Thánh Cung Hoàng hậu và Tiên Cung Hoàng hậu - hai người vợ của vua Đồng Khánh.
Có một câu chuyện kể lại rằng, có một thầy địa lý đi qua làng Mỹ Lợi, nơi đặt mộ tri huyện Hoàng Trọng Tích - cha bà Hoàng Thị Cúc. Ngắm thế đất ngôi mộ, ông phán: "Mộ này sẽ phát Hoàng hậu". Đó là câu chuyện khiến dân làng bật cười và không tin nó sẽ thành sự thật. Thế nhưng, cuộc đời của bà Hoàng Thị Cúc lại dần trôi theo cách chẳng ai ngờ.
Khi bà Cúc làm cung nữ phục vụ bà Tiên Cung Hoàng hậu, Hoàng tử Bửu Đảo - mỗi lần vào cung thỉnh an mẫu hậu đều để ý bà. Hoàng Thị Cúc có vẻ ngoài nhu mì, hiền lành và nhan sắc dễ chịu. Có lẽ những điều đó đã khiến Hoàng tử rung động.
Khi đó, Hoàng tử đang giữ chức Phụng Hóa Công và đã có vợ là con gái của đại quan đầu triều Trương Như Cương. Thế nhưng họ sống với nhau đã lâu mà không có con, điều này khiến bà Tiên Cung rất sầu lo.
Thế nhưng, sau đó bà Hoàng Thị Cúc lại có mang và khai rằng đây là long thai, con của Hoàng tử Bửu Đảo. Trong cuốn sách Bảo Đại – hoàng đế cuối cùng, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã trích dẫn ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử để thấy rằng chính hoàng triều cũng từng nghi ngờ về long thai của Hoàng Thị Cúc.
Bà Tiên Cung đã tìm đủ cách tra hỏi tác giả của cái thai nhưng Hoàng Thị Cúc một mực thú nhận là của Phụng Hóa Công. Mãi đến sau này, khi đã tin Hoàng tử Bửu Đảo là cha đứa bé, bà Tiên Cung mới để Hoàng Thị Cúc được dưỡng thai.
Năm 1913, bà hạ sinh Hoàng tử, đặt tên là Vĩnh Thụy, chính là vua Bảo Đại sau này. Vĩnh Thụy cũng chính là người con duy nhất của vua Khải Định.
Mặc dù sinh ra Hoàng tử nhưng bà không được nuôi con. Hoàng tử Vĩnh Thụy được Tiên Cung Thái hậu đón về cung, tự chăm sóc và nuôi nấng.
Tháng 2/1923, nhân Vĩnh Thụy được phong làm Thái tử, Huệ phi Hoàng Thị Cúc được thăng làm Nhất giai Hậu phi.
Năm 1925, vua Khải Định qua đời, hoàng tử Vĩnh Thụy đang học tập ở Pháp được đưa về nước chịu tang và lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Tuy nhiên, ông quay lại Pháp học tập thêm 7 năm nữa, mãi đến năm 1932 mới quay lại điều hành việc triều chính.
Đến ngày 20/3/1933, vua Bảo Đại tôn phong cho mẹ mình làm Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, trong cung đình quen gọi bà là Từ Cung Hoàng thái hậu hay giản gọi là Đức Từ Cung.
Lúc này thì lời tiên tri của ông thầy địa lý thực sự linh nghiệm, vì triều Nguyễn giữ quy định không phong Hoàng hậu cho các bà vợ vua, chỉ mẹ của vua mới được phong Hoàng thái hậu.
Trở thành mẹ chồng mâu thuẫn với con dâu
Cuộc đời của Đức Từ Cung không hề êm ả với mẹ chồng bởi ngay từ đầu bà Tiên Cung không ưng ý khoảng cách chênh lệch giữa cả hai. Việc chấp nhận một tì nữ nghèo làm vợ vua là sự nhân nhượng lớn nhất của bà Tiên Cung rồi.
Sau này bà lại chẳng được tự tay nuôi con. Đối với một bà mẹ nào thì đó cũng là sự trừng phạt lớn.
Cuối cùng, số phận lại xoay vần, đẩy Đức Từ Cung rơi vào hoàn cảnh giống mẹ chồng năm xưa. Bà phải đồng ý mối hôn sự của con trai với người phụ nữ với những tiêu chuẩn khác biệt.
Bảo Đại muốn kết hôn với Nguyễn Hữu Thị Lan (tên thật của Hoàng hậu Nam Phương) thì Đức Từ Cung không đồng ý. Nguyên nhân bởi Thị Lan du học ở nước ngoài nhiều năm, theo đạo Thiên Chúa trong khi nhà Nguyễn theo đạo Phật.
Kèm theo đó là hàng loạt điều kiện khác như: Tấn phong ngay Hoàng hậu, Bảo Đại phải phá bỏ tam cung lục viện, thực hiện chế độ một vợ một chồng, con trai nàng sinh ra phải được phong Thái tử, hay các con của nàng sinh được rửa tội.
Bảo Đại đã đồng ý hết tất cả, trái ngược hoàn toàn với những phép tắc, lễ nghi trong cung cấm tồn tại suốt nhiều năm. Đó chính là nền tảng đầu tiên tạo nên mâu thuẫn của mẹ chồng, nàng dâu.
Sau này, quan hệ của họ cũng không được cải thiện bởi phần vì khác tôn giáo, phần vì xuất thân khác nhau. Nếu Đức Từ xuất thân bình dân, thì Nam Phương lại là con nhà quyền quý. Bà Nam Phương thường cư xử xã giao, lạnh lùng, xa cách, khiến cho Đức Từ rất phiền lòng.
Sau này, hai mẹ con còn có những mâu thuẫn như việc dạy con cháu. Nam Phương Hoàng hậu muốn hướng con cái theo truyền thống nhà mình. Tuy nhiên, vì sống trong cung nên bà vẫn phải giáo dục con theo quy tắc cung cấm.
Hoàng hậu cũng tìm nhiều lý do hạn chế cho Thái tử Bảo Long ít phải tham gia lễ nghi hoàng cung. Điều này khiến Đức Từ Cung không hề ưng ý. Thế nhưng bà không có lý do bắt bẻ vì Hoàng hậu thực hiện quá khéo léo.
Đức Từ Cung thích cho các cháu đeo bùa trừ tà, cầu an nhưng Hoàng hậu lại cấm đoán tất cả. Thậm chí Hoàng hậu còn dạy con bằng tiếng Pháp ngay từ nhỏ để hai mẹ con nói chuyện với nhau. Điều này khiến Thái hậu mất phương hướng trong việc dạy dỗ cháu trai.
Đức Từ Cung mâu thuẫn và buồn bã với Nam Phương nên rất coi trọng Mộng Điệp - người tình của vua Bảo Đại ở Hà Nội. Mộng Điệp ngoan, nghe lời Thái hậu và còn sinh con cho vua Bảo Đại nữa.
Từ Cung Thái hậu đã giao việc thờ cúng tổ tiên cho "thứ phi" Mộng Điệp. Nhờ làm tốt nhiệm vụ mà tình cảm giữa Từ Cung Thái hậu và "thứ phi" Mộng Điệp rất tốt đẹp.
Những năm tháng sau đó, nhiều biến cố xảy đến trong lịch sử. Nhà Nguyễn suy vong. Bà rời khỏi cung và đến sống ở căn nhà số 79 Phan Đình Phùng, TP. Huế cho đến khi qua đời. Bảo Đại thì ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ còn Nam Phương Hoàng hậu mang các con sang Pháp.
Những năm tháng cuối đời của Thái hậu Từ Cung, bà lại trở về cuộc sống cô đơn và nghèo khó, không có con cháu bên cạnh. Nhưng dù cuộc sống khó khăn, chật vật đến mấy, kể cả việc phải bán dần từng món đồ trang sức, thì Đức Từ Cung vẫn làm tròn phận sự của mình với tổ tiên nhà Nguyễn cho đến giây phút cuối cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn