Miếu thần hơn 200 năm tuổi khiến nước lũ cứ đến đây là tự tách thành 2 dòng, nằm giữa lòng sông nhưng chưa một lần bị nhấn chìm
Truyền thuyết những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn / Ngôi biệt thự bỏ hoang bí ẩn với truyền thuyết được xây dựng trên đống vàng
Miếu thần bình an giữa trận đại hồng thủy khủng khiếp khiến dân làng kinh ngạc
Tháng 7/ 1926, Ninh Thiểm - một huyện nằm sâu trong dãy núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, Trung Quốc gặp phải một trận thiên tai chưa từng có trong suốt 100 năm. Mưa lớn liên tục trong 7 ngày 7 đêm, dẫn theo lũ quét.
Trận hồng thủy dâng cuồn cuộn từ trên núi trút xuống, chảy dọc sông Trường Giang đổ thẳng về hướng thị trấn.
Cách thị trấn 5km có một ngôi miếu Thành Hoàng, tọa lạc trên bãi đất bồi nằm trơ vơ giữa con sông, theo dự kiến sẽ là nơi đầu tiên dòng lũ quét tới.
Những người dân đang đứng ở nơi địa thế cao xung quanh tận mắt chứng kiến luồng sóng lớn cao tới mười mấy mét, đổ thẳng về phía miếu Thành Hoàng, ai nấy đều lo lắng đến toát mồ hôi hột, sợ rằng trận hồng thủy sẽ san phẳng ngôi miếu.
Thế nhưng kỳ lạ thay, dòng lũ tựa hồ như con ngựa hoang đứt cương, đang lồng lộn phi nước đại, khi chảy tới ngôi miếu lại tách ra thành hai dòng phía đông và tây của miếu Thành Hoàng, lặng lẽ chảy qua, gần như không để lại chút dấu vết gì.
Người dân xung quanh đều nhìn thấy rất rõ, khi đó dòng nước rõ ràng chảy cao hơn cả miếu, ngay cả bức tường thành thị trấn kiến cố bên ngoài sông cũng có thể bị xô đổ, tại sao miếu Thành Hoàng nằm trơ trọi giữa sông lại có thể bình yên vô sự thoát khỏi cơn lũ?
Lẽ nào truyền thuyết "Kim điểu phù châu" (vịt vàng làm nổi thuyền) là có thật? Phía dưới thực sự là có một chú vịt vàng nâng đỡ quần thể miếu có hình dáng như một con thuyền này khi có hồng thủy?
Sách "Ninh Thiểm huyện chí" ghi lại, ngôi miếu Thành Hoàng này khởi công xây dựng vào năm Càn Long thứ 50 (tức năm 1786) trên vị trí được cho là đắc địa, đến nay đã có lịch sử hơn 200 năm.
Sơ đồ ngôi miếu Thành Hoàng.
Trong suốt hơn 200 năm này, sông Trường Giang có tổng 47 trận hồng thủy, to nhỏ đều đủ cả. Các thôn trang, thị trấn xung quanh vô số lần bị quét tan hoang, duy chỉ có ngôi miếu vẫn nằm đó, sừng sững không hề hấn gì. Dân gian không cách nào giải thích được hiện tượng kỳ lạ này, bèn kháo nhau truyền thuyết về "kim điểu phù châu".
Tương truyền, vào thời Gia Khánh, có một vị lạt ma (thầy tu ở Tây Tạng) đến huyện Ninh Thiểm. Khi đi qua bờ sông Trường Giang, phát hiện bên bãi bồi giữa sông có hai chú vịt vàng, bèn nảy ý định bắt giữ làm của riêng.
Nhân lúc hai chú vịt vàng nhắm mắt nghỉ ngơi, vị lạt ma khe khẽ tới bên bờ sông nơi cách hai chú vịt gần nhất, sau đó bất ngờ nhảy xuống nước, lao về phía vịt vàng.
Nhưng hai chú vịt vàng này rất khôn, thấy vị lạt ma muốn bắt liền dang đôi cánh bay vào trong không trung, chỉ để lại vị thầy tu một mình vùng vẫy giữa dòng nước đang chảy xiết.
Sau đó, một chút vịt vàng bay tới miếu Quan Công trong thành, chú vịt còn lại đậu trên bãi bồi giữa sông.
Người dân cho rằng đây là vịt thần, có thể bảo vệ bình an cho bách tính trong vùng, vì thế nha huyện đứng ra huy động tiền của thi công một ngôi miếu Thành Hoàng bảo vệ cho cả vùng.
Ngôi miếu này chiếm diện tích khoảng 6000m2, khu vực kiến trúc vào khoảng 1000m2, mang phong cách miếu đền thường thấy vào thời nhà Thanh và không hề có bất kỳ kết cầu đặc biệt nào.
Địa thế bãi bồi giữa sông không hề cao, tổng thể giống hình dáng chiếc thuyền, có thể chia dòng lũ ở một mức độ nhất định nào đó. Thế nhưng ngôi miếu xây bên trên chỉ cao hơn mặt nước không tới 2m. Theo lý mà nói, hoàn toàn không có khả năng chống chọi dòng lũ lớn.
Đã có biết bao học giả đến đây tìm hiểu về ngôi miếu nhưng rồi họ cũng phải ra đi, mang theo trăm nỗi trăn trở chưa được giải đáp. Truyền thuyết và bí ẩn xung quanh ngôi miếu Thành Hoàng vẫn được lưu truyền rộng rãi ở đây.
Bí ẩn được giải đáp bởi 3 em học sinh
Những điều bí ẩn về ngôi đền kèm theo những câu chuyện truyền miệng cứ như thế tồn tại suốt hơn 200 năm. Cho đến năm 2006, 3 học sinh trung học mới thực sự giải đáp được điều huyền bí ở miếu Thành Hoàng tại Ninh Thiểm khiến cho cơn lũ chuyển dòng.
3 học sinh trung học này lần lượt là Tưởng Kỳ, Dịch Ưu Lam, Tề Tiếu Băng, học sinh lớp 10 ở huyện Ninh Thiểm. Ba bạn học sinh này từ nhỏ đã biết tới truyền thuyết về miếu Thành Hoàng ở bên ngoài thị trấn, cũng đã nhiều lần đến tận nơi, thăm quan khu vực kiến trúc cổ đại chứa đựng truyền thuyết kỳ ảo này.
Nhưng với những kiến thức khoa học được học từ nhỏ, các em chỉ nghe chứ không hề tin vào câu chuyện "Kim điểu phù châu", cả 3 đều cho rằng phía sau nhất định có một sự thật nào đó nằm ngoài hiểu biết của con người.
Để giải đáp bí ẩn miếu Thành Hoàng chống lại nước lũ, 3 bạn tranh thủ thời gian ngoài giờ học, thực hiện các cuộc điều tra, đồng thời đăng ký với nhà trường đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của thanh thiếu niên và nhận được sự ủng hộ và khích lệ của nhà trường.
Cục Thủy lợi của huyện sau khi nhận được thông tin, vì muốn khích lệ tinh thần ham học và dám sáng tạo của thanh niên học sinh, đã đặc biệt thành lập một nhóm nhỏ nghiên cứu miếu Thành Hoàng, do chuyên gia Cục Thủy lợi, Thái Bang Thụ đảm nhiệm hướng dẫn ba bạn học sinh, dẫn dắt họ tiến hành các cuộc khảo sát khoa học trong miếu Thành Hoàng.
Qua vài ngày nghiên cứu tư liệu, điều tra phỏng vấn, thăm dò thực địa, họ đã có 2 phát hiện quan trọng, chính 2 điểm độc đáo này tạo nên khả năng chống trọi lũ lụt thần kỳ nơi miếu Thành Hoàng.
Phát hiện thứ nhất: những khối đá bắt rễ khổng lồ trong lòng sông
Khi tiến hành đo vẽ bản đồ ngôi miếu và khu vực lòng sông xung quanh, 3 em học sinh đã phát hiện ra bên trong lòng sông cách bãi bồi giữa sông nơi đặt ngôi miếu khoảng hơn 60m về phía thượng du có một khối đá cực lớn, hình dáng lạ lùng.
Thông qua đo lường, phần lộ ra khỏi lòng sông của hòn đá lớn này dài khoảng 7m, rộng khoảng 5m, phần chìm dưới dòng sông có kích thước cụ thể bao nhiêu hiện vẫn chưa rõ.
Quan sát khối đá khổng lồ này có thể thấy, phần lộ ra khỏi lòng sông khá giống chiếc sừng tê giác vùi trong cát, vì thế nhóm nghiên cứu gọi đây là "mặt sau sừng tê giác".
Ngoài khối đá khổng lồ này, xung quanh còn phân bố hơn chục khối đá khổng lồ khác. Phần lộ ra ngoài lòng sông to nhỏ không giống nhau, nhưng phần giấu trong đất được dự đoán là cực kỳ lớn, cho dù là hồng thủy cũng khó mà di chuyển được chúng, vì thế nhóm nghiên cứu gọi đây là "những khối đá bắt rễ"
Theo đo lường và quan sát, họ phát hiện công dụng của "những khối đá bắt rễ" này tương tự như "đê phân luồng dòng nước hình miệng cá", khi nước lũ thượng nguồn dâng lên, "nhóm đá bắt rễ" này sẽ tách dòng nước thành hai. Bên cạnh đó hình dáng chiếc thuyền của bãi bồi giữa sông cũng phát huy tác dụng phân luồng dòng nước giúp nước lũ nhanh chóng trút qua.
Phát hiện thứ hai: lực ly tâm ở khúc ngoặt của dòng nước
Vị trí dòng nước ở khu vực miếu Thành Hoàng vừa hay nằm ở khúc ngoặt của dòng nước. Sau khi nước lũ thượng du đổ về, do ảnh hưởng của "những khối đá bắt rễ", phần lớn lượng nước đều sẽ chảy về phía tây dòng sông, dưới tác động của lực li tâm ở khúc ngoặt này, dòng nước sẽ hình thành hình thái tây cao đông thấp.
Hình ảnh ngôi miếu nhìn từ trên cao.
Nước chảy càng lớn, sự chênh lệch cao thấp giữa tây và đông càng rõ rệt. Đây là lý do tại sao người dân dứng ở nơi cao, cảm giác nước ở phía tây cao hơn một khoảng so với miếu Thành Hoàng, nhưng lại không bị dòng lũ nhấn chìm.
Năm đó, khi xây ngôi miếu, nghệ nhân thủ công cũng đã tận dụng triệt để tác dụng của khúc ngoặt này.
Vào mùa mưa, khi có lũ quét, dòng nước chủ yếu quét qua khu vực xung quanh, còn bãi bồi nơi có ngôi miếu nằm ở bên trong dòng nước, dòng chảy tương đối ôn hòa. Như vậy, dòng chảy ngầm bên dưới sẽ không ngừng cuốn theo bùn cát và đá vào bên trong bờ, vô tình gia cố thêm cho ngôi miếu Thành Hoàng.
Như vậy, bí ẩn miếu Thành Hoàng đổi dòng nước lũ cuối cùng cũng được giải đáp, hoàn toàn không phải do vịt thần phù hộ như trong truyền thuyết "Kim điều phù châu" mà nhờ vào những người thợ khéo léo thời cổ đại. Chính họ đã dùng trí tuệ và đôi bàn tay sáng tạo, tạo nên kỳ tích lịch sử của ngôi miếu Thành Hoàng cổ kính này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất