Mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trữ lượng khổng lồ
Thị trấn đặc biệt được dát từ 72.000 tấn kim cương, đâu đâu cũng là đá quý nhưng không ai nhìn được / Phát hiện kim cương độc nhất, cực quý trong thiên thạch đâm vào Trái Đất
Khu vực rừng Taiga, ở Siberia, Nga từ lâu đã nổi tiếng với các khu mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ, trong đó có thể kể đếnkhu mỏ tại hố thiên thạch Popigaïvới hàng nghìn tỷ carat kim cương, với khả năng khai thác 1.800kg quặng mỗi năm. Sự tồn tại của khu mỏ này đã được giữ bí mật trong nhiều thập kỷ do ẩn mình sâu trong cái lạnh của rừng Taiga, với trữ lượng khổng lồ có thể kích động “một cuộc cách mạng công nghiệp”trên toàn thế giới.
>> Xem thêm: Sức hấp dẫn của khu phố lâu đời nhất Seoul
Theo các chuyên gia của viện,trữ lượng carat của kim cương tại mỏ Popigaï lớn gấp 110 lần trữ lượng kim cương của thế giới và có độ bền cao hơn gấp đôi so với kim cương sản xuất công nghiệp.Tuy nhiên, theo ông Pokhilenko chia sẻ thì Liên Xô thời kỳ đó ưu tiên xây dựng các nhà máy kim cương tổng hợp để bảo toàn khu mỏ trong bí mật.
Trong sự hỗn loạn về kinh tế và ý thức hệ sau khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, thông báo về sự tồn tại của mỏ hầu như không được chú ý. Đây cũng là lý dó chính khiến mỏ Popigaï đã bị bỏ rơi và bị lãng quên trong gần 30 năm cho đến tận khi Viện Địa chất và Khoáng sản Sobolev tìm thấy nó một lần nữa.
>> Xem thêm: 10 thị trấn nhỏ tuyệt vời nhất miền Nam Hoa Kỳ
Giám đốc viện Sobolev nhấn mạnh hiện nay tuy mới chỉ khai thác 0,3% khu vực mỏ Popigaï, nhưng lượng kim cương tại đây đã lên đến 147 tỷ carat. Trong khi đó trữ lượng kim cương trên thế giới ước tính khoảng 5 tỷ carat. Nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng:“Với tốc độ sử dụng kim cương công nghiệp hiện nay, trữ lượng của Popigaï tương ứng với 3.000 năm cung ứng” và có thể dẫn đến “một cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới”, đặc biệt là trong việc chế tạo máy bay và ô tô.
Guennadi Nikitine, Phó Giám đốc công ty Yakoutnipromalmaz ở Yakutia (Đông Siberia) chuyên về ngành kim cương, lo lắng:“Miệng núi lửa Popigaï có thể làm đảo lộn tình hình trên thị trường kim cương. Không thể nói trước được giá sẽ ra sao”.Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng việc thăm dò các khu bảo tồn Popigaï có thể là quá đắt đỏ, khu mỏ này nằm trong vùng băng giá vĩnh cửu, cách xa bất kỳ đường bộ hoặc đường sắt nào.
Nikolai Tutchkov, một chuyên gia tại Viện Sobolev, nhận xét:“Mỏ kim cương này rất biệt lập, nằm cách bờ biển Bắc Cực gần 200km và cách thị trấn gần nhất hơn 400km. Tuy nhiên, việc thăm dò mỏ Popigaï có thể được kết hợp với việc khai thác các mỏ khoáng sản khác gần đó, điều này sẽ làm giảm chi phí”.
Thật vậy, một lượng lớn công nhân khoảng 800 người đã được huy động để khai thác các khu mỏ ngày đêm với mức lương cao ở Nga, lên tới 2.000 euro mỗi tháng. Tuy nhiên họ làm việc luân phiên và được nghỉ 15 ngày do thời tiết quá lạnh và việc khai thác không hề dễ dàng. Họ phải làm việc trong điều kiện gió rít ở -25°C. Một công nhân cho biết:“Chúng tôi phải nghỉ từ 15 đến 20 phút mỗi giờ để làm ấm vì ở đây quá lạnh”.
Số đá kimberlite được tìm thấy sâu trong lòng đất ở các khu mỏ sau đó sẽ được nghiền nhỏ và phân loại. Những viên kim cương sau đó được tinh chế theo một công thức bí mật và được phân loại kĩ càng. Những viên đá đẹp nhất sẽ được hoàn thiện ở Moscow.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trầm tích Popigaïthực tế đã được phát hiện vào đầu những năm 1970 tại một khu vực hẻo lánh ở phía đông Siberia, cách thị trấn gần nhất là Khantiga 400 km và cách thủ phủ Krasnoyarsk 2.000km về phía bắc.Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, đây ngay lập tức được coi là nguồn khai thác và dự trữ của cải chiến lược của Liên Xô và sự tồn tại của nó hoàn toàn là bí mật.
>> Xem thêm: Nơi người dân không ăn thịt
Theo tiết lộ của Nikolai Pokhilenko (Giám đốc Viện Địa chất và Khoáng sản Sobolev ở Novosibirsk) thì khu mỏ này nằm trong miệng núi lửa có đường kính cả trăm kilomet, được hình thành sau va chạm của một tiểu hành tinh với Trái đất cách đây 35 triệu năm.
Nhiệt độ cao và áp suất lớn từ vụ va chạm đã ngay lập tức biến than chì trong đất ở Siberia thành những viên kim cương nhỏ trong khu vực có bán kính lên tới 10km tính từ điểm rơi.Những viên kim cương“công nghiệp”này thường có đường kính từ 0,5 đến 2mm, có màu ánh xám, xanh lam hoặc vàng.
>> Xem thêm: Những câu chuyện kinh dị ít người biết về nàng tiên cá