Mộ táng trong hang động núi lửa ở Đắk Nông
Việc phát hiện có người sinh sống và mộ táng trong hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông được cho là một phát hiện quan trọng, 'tăng điểm' cho khu vực này trong việc làm hồ sơ công viên địa chất toàn cầu.
Loạt ảnh ấn tượng khiến bạn phải hoài nghi thị lực chính mình / 1001 quy tắc khắt khe trong cung cấm nhà Thanh
PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học VN, vẫn nhớ cảm giác vừa vui mừng vừa ngạc nhiên khi phát hiện 1 chiếc răng khôn bên phải hàm trên của người khi rửa hiện vật của hố khai quật tại hang C6-1, một hang động núi lửa tại Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Hố khai quật này có diện tích 6 m2, sâu gần 2 m. Ông cũng đã gửi ảnh về chiếc răng cho hai người bạn là GS-TS Hirofumi Matsumura (Nhật Bản) và GS-TS Hoàng Tử Hùng, nguyên Viện trưởng Viện Răng - Hàm - Mặt ĐH Y Dược TP.HCM. “Chỉ vài tiếng sau, họ đều xác nhận với tôi đó là răng người”, ông Cường nhớ lại. Lúc đó là đầu tháng 3/2018.
Tới cuối tháng, các nhà khoa học lại tiếp tục tìm thấy các đoạn xương đùi và xương chày của một cá thể trưởng thành. Tiếp theo, họ lại tìm thấy một bộ xương trẻ em. “Bộ xương đã lộ dần cả phần phía sau của hộp sọ, mặt úp sấp, các xương cánh tay, trụ, quay, đùi và xương chày dựng đứng. Tôi trực tiếp làm rõ dần bộ xương và kết luận bộ xương được chôn theo tư thế ngồi bó gối. Ngày hôm sau, tôi làm lộ dần xương hàm dưới và những chiếc răng sữa. Tôi nói với anh em trong đoàn đó là xương của một bé gái 4 tuổi”, ông Cường cho biết.
Cũng trong đợt khai quật năm 2018 này, các nhà khoa học còn tìm trong hang động núi lửa trên nhiều di vật như đồ đá, đồ gốm, răng, xương động vật. Theo PGS-TS Nguyễn Trung Minh, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên VN, trong đó đặc biệt là tìm thấy di cốt của người tiền sử có niên đại cách đây 7.000 năm. “Đây là những phát hiện khảo cổ học người tiền sử đầu tiên ở hang động núi lửa ở Tây nguyên”, ông cho biết trong buổi công bố kết quả nghiên cứu sáng 18/9.
GS-TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Địa chất khoáng sản, cho biết ông cũng đã có thư từ trao đổi với Chủ tịch Hội Hang động thế giới về việc tìm thấy dấu vết con người sinh sống tại hang động núi lửa này. “Ông ấy cũng viết thư lại cho tôi. Trong đó nói đây là việc rất hiếm có. Hiện tại, mới chỉ một hang động núi lửa có tìm thấy dấu vết người cổ sinh sống ở Hàn Quốc”, ông Văn nói. Chính vì thế, theo ông Văn, đây sẽ là một kết quả nghiên cứu đáng giá bổ sung vào hồ sơ công viên địa chất toàn cầu của công viên địa chất Đắk Nông. Hồ sơ dự kiến sẽ hoàn thành để trình UNESCO vào cuối tháng 11 tới.
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là TS La Thế Phúc, Bảo tàng Thiên nhiên VN, cũng đưa ra một số kiến nghị với địa điểm này. “Di chỉ khảo cổ hang động núi lửa ở đây là di sản độc đáo duy nhất ở VN và Đông Nam Á, cần có những hành lang pháp lý bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản. Trước mắt, cần lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh, tiến tới cấp quốc gia/quốc gia đặc biệt”, ông Phúc đề nghị.
Theo thanhnien.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Cột tin quảng cáo
PGS-TS Nguyễn Lân Cường xử lý bộ xương tìm thấy trong hang động núi lửa. Ảnh: NVCC