Môn võ tàn bạo & sàn đấu cổ xưa đầy chết chóc đến mức bị Hoàng đế La Mã cấm
Top 11 nhân vật có võ công mạnh nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung / Hé lộ danh tính vị sư phụ bí ẩn của Triệu Vân: Võ công thâm hậu bậc nhất lịch sử Trung Quốc?
Nguồn gốc cổ xưa và những sàn đấu đầy chết chóc
Đấm là một động tác tấn công đầy bản năng của con người. Chính vì thế, đấu quyền cũng là môn võ ra đời từ rất sớm.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa biết chính xác đấu quyền bắt đầu từ bao giờ. Nhưng nhiều bằng chứng chỉ ra rằng tại bắc châu Phi khoảng 4.000 năm trước Công Nguyên (TCN) đã có đấu quyền.
3.700 năm TCN ở xứ Mésopotamie (Hy Lạp cổ) đã lưu hành môn đấu quyền. 1.500 năm TCN ở Địa Trung Hải cũng có môn đấu quyền. Hay khoảng 900 năm TCN tại Hy Lạp và 500 năm TCN tại La Mã cổ đại đều có dấu vết thi đấu quyền.
Đã có những khoảng thời gian, môn đấu quyền suy bại, nhưng rồi sau đó lại bùng lên và phát triển. Trong những khoảng thời gian đấu quyền hưng thịnh ở thời cổ đại, các trận đấu thường được tổ chức vào ngày nghỉ để mua vui cho khán giả.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đấu quyền cực kỳ tàn bạo và chết chóc. Ở Hy Lạp khoảng 900 năm TCN, các võ sĩ còn được mang thêm dây da hoặc xích sắt lên tay hòng tăng tính sát thương. Lúc ấy, các trận đấu tổ chức theo kiểu đánh đến khi một trong hai người chết mới thôi.
Đến năm 746 TCN, La Mã xâm chiếm Hy Lạp và đấu quyền cũng được lan truyền tới La Mã. Tầng lớp thanh niên La Mã khi đó rất hứng thú với môn đấu này. Tuy nhiên, các trận đấu quyền cũng ngày càng diễn ra tàn nhẫn hơn. Đến năm 404 TCN, hoàng đế La Mã Theodosius đệ Nhất đã cấm hẳn môn đấu quyền.
Vì sao trở thành "quyền anh"?
Quyền Anh nghĩa là "quyền của người Anh". Vậy vì đâu môn đấu quyền nói chung được thống nhất thành quyền Anh và sau đó lan tỏa ra khắp thế giới?
Ở thế kỷ XVI, nước Anh lúc bấy giờ đang trong thời đại Phục Hưng và rất ưa chuộng môn đấu quyền xa xưa của Hy Lạp - La Mã. Huyền thoại James Figg đã chiến thắng rất nhiều trận đấu quyền từ năm 1719 - 1730. Ông được xem là Nhà vô địch quyền Anh hạng nặng đầu tiên. Sau đó, ông cũng là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền.
James Figg
Một nhà vô địch quyền Anh tiếp theo là Jack Broughton còn có nhiều cống hiến, sáng tạo hơn nữa. Ông cũng mở trường dạy đấu quyền, nhưng còn phát minh ra đôi găng tay để giảm bớt chấn thương, lập ra các quy tắc thi đấu để tăng tính thể thao hơn là triệt hạ địch thủ. Năm 1773, ông sửa đổi luật thi đấu ở võ đài tại London thành "Luật quyền Anh" chính thức.
Jack Broughton
Thời bấy giờ, trận đấu được chia làm nhiều hiệp, đánh tới khi nào một người bị KO mới thôi. Khi một đấu sĩ ngã xuống, anh ta sẽ được đếm 30 giây xem liệu có thể đánh tiếp hay không. Điều đáng chú ý là thời bấy giờ, dù đấu quyền nhưng các võ sĩ còn có thể... vật địch thủ.
Môn thi đấu thể thao rủi ro bậc nhất thế giới đang dần trở nên "an toàn"?
Ngày nay, quyền Anh còn có nhiều thay đổi hơn nữa. Để đảm bảo sự an toàn cho các võ sĩ thì quyền Anh nhiều nhất chỉ đánh 12 hiệp thay vì 16. Các võ sĩ khi bị ngã cũng chỉ đếm tới 10s thay vì 30s.
Dù vậy, quyền Anh vẫn là môn đấu võ cực kỳ nguy hiểm. Tạp chí thể thao Mena Velazquez từng thống kê, đã có 1.604 võ sĩ quyền Anh thiệt mạng từ năm 1890 đến 2011 vì các vấn đề liên quan tới thi đấu.
Để giảm thiểu con số này, đến nay các sân chơi quyền Anh vẫn không ngừng được cải tiến. Và may là các sự thay đổi này cũng mang lại tín hiệu tích cực. Gần đây, một báo cáo của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho hay chỉ 0.13 phần nghìn người chơi quyền Anh mỗi năm thiệt mạng. Tỷ lệ này được cho là thấp hơn cả các môn thể thao khác như bóng đá, đua xe, lặn biển, leo núi, lướt ván và cả đua ngựa.
"Boxing đã làm nhiều điều tốt cho những người trẻ tuổi. Nó kéo họ rời xa ma túy, những tệ nạn trên đường phố, dạy họ kỷ luật, sự tự tin và nỗ lực vượt qua cái xấu" - người phát ngôn của Liên đoàn quyền Anh thế giới từng trả lời trên CNN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo