Mỵ Châu công chúa là mẹ của Triệu Văn Vương nước Nam Việt?
Ai là thân mẫu của công chúa Mỵ Châu?
Hầu hết những ghi chép trong sách sử, kể cả các thư tịch cổ của Trung Quốc tuy có nhắc đến tình sử bi thương Mỵ Châu – Trọng Thủy nhưng đều không có dòng nào viết về người mẹ của nàng công chúa này.
Trừ ngọc phả làng Thao Bồi (nay thuộc xã Phương Công, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Theo ngọc phả, đất Thao Bồi xưa có người tên là Trần Bính, lấy bà Đào Thị Hoan, hai vợ chồng ăn ở với nhau rất đầm ấm, hạnh phúc, chỉ hiềm một nỗi không sinh được mụn con nào cho đến khi cả hai đã hơn 40 tuổi.
Họ bàn nhau đi lễ bái ở các nơi thờ tự linh thiêng, cầu cúng mãi, đến năm 42 tuổi, người vợ nằm mơ nhặt được một cái gương, sau đó mang thai rồi sinh được một cô con gái vào đầu xuân năm Giáp Thìn.
Ngay khi mới lọt lòng bé gái đã có khuôn mặt đẹp đẽ, cha mẹ hết lòng yêu chiều, đặt tên là Trần Thị Chân, còn gọi là Châu Nương, hiệu là Thục Nương.
Càng lớn, Thục Nương càng yêu kiều nết na, thông minh sắc sảo, nổi tiếng khắp một vùng.
Khi An Dương Vương cùng quần thần đi tuần thú các nơi trong nước, xa giá vua đến làng Thao Bồi, gặp Thục Nương Trần Thị Chân, vua rất yêu mến bèn cho đón về kinh đô Cổ Loa phong làm Đệ nhị Nguyên phi.
Vua truyền còn cho dân xứ Thao Bồi lập hành cung ven sông cho đệ nhị Nguyên phi ở mỗi khi về thăm quê. Sau này, bà phi ấy đã sinh cho vua một người con gái nổi tiếng trong truyền thuyết và lịch sử, đó là công chúa Mỵ Châu vào ngày rằm tháng Năm (15-5) năm Tân Dậu.
An Dương Vương sung sướng vô cùng, ông đặt tên cho con gái là Mỵ Châu, đặt hiệu là Trinh Nhất Nương.
Tuy nhiên, công chúa Mỵ Châu không phải là người con duy nhất của An Dương Vương. Trong các tài liệu như sách Tây Hồ chí,… có nhắc đến người con gái cả của An Dương Vương là công chúa Quỳnh Anh (được gả cho tướng quân Võ Quốc), ngoài ra còn có các nàng công chúa khác.
Như vậy công chúa Mỵ Châu còn có một số chị em, nhưng câu chuyện về họ mờ nhạt trước cả sắc đẹp lẫn số phận bi thương của nàng.
Chuyện tình đẫm lệ và huyền thoại về những viên ngọc trai nuôi từ máu...
Chuyện kể rằng: sau khi mắc mưu cha con Triệu Đà, thành Cổ Loa thất thủ, vua An Dương Vương cưỡi ngựa cùng công chúa Mỵ Châu chạy về phía Nam, thì ngựa cùng sức kiệt, vua ngoảnh mặt ra biển và khấn thần Kim Quy lên để thần cứu mình.
Thần Kim Quy hiện lên và chỉ: “Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đó”...
Vua An Dương Vương nhìn lại, thấy công chúa Mỵ Châu đang miệt mài rứt lông ngỗng từ chiếc áo để đánh dấu cho Trọng Thủy tìm theo. Nghĩ con mình phản bội, vua cha rút gươm, chém đầu Mỵ Châu.
Trước khi chết, Mỵ Châu quỳ xuống chân vua cha và nguyện rằng: “Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha, khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.
Khi chết, máu của nàng chảy xuống biển. Các loài trai, sò ăn vào biến thành ngọc. Còn thân mình nàng biến thành một tượng đá cụt đầu trôi ngược biển Đông, về đến dòng sông, đất Cổ Loa thì dừng lại ở đó. Kỳ lạ thay từ ngày có tượng đá, nhiều chuyện lạ đã xảy ra.
Nhiều trẻ chăn trâu ra chơi đùa, nghịch ngợm trên tượng đá liền bị ốm, trâu bò “làm bậy” quanh tượng đá liền lăn đùng ra chết. Nhiều người thấy tượng đá lạ, đẹp, muốn khiêng về thì không thể nào lay chuyển được.
Thấy sự lạ, các bô lão làng Cổ Loa liền cử một đám thanh niên lực lưỡng, tắm gội sạch sẽ, khiêng võng đào ra, làm lễ xin được rước tượng đá về thờ thì khiêng được.
Khi khiêng về đến đền “Ngự triều Di quy” bỗng nhiên tượng tuột xuống, không thể khiêng đi được nữa. Dân làng thấy vậy liền lập am thờ, ngày đêm hương khói và cho rằng tượng đá là hóa thân của công chúa Mỵ Châu trôi về hầu cha như lời nguyện trước khi nàng chết.
Vậy công chúa Mỵ Châu có con không?
Về chuyện con cái của Mỵ Châu, riêng có sách "Thiên Nam ngữ lục", tác phẩm khuyết danh viết bằng chữ Nôm ra đời khoảng cuối thế kỷ XVII lại cho biết thông tin thú vị rằng, Mỵ Châu có một người con trai.
Cậu bé này rất được ông ngoại là An Dương Vương yêu quý, vua còn dự tính sau này sẽ truyền ngôi vị cho cháu.
Tuy nhiên cậu bé này đã được Trọng Thủy đưa theo về nước khi lấy lý do thăm cha mẹ, lại tỏ ý rằng đề phòng có người nối dõi dòng họ mình lỡ xảy ra chuyện can qua.
Theo sử sách ghi chép lại, vì Trọng Thủy tự vẫn nên trước khi qua đời Triệu Đà (tức Triệu Vũ Đế) đã truyền ngôi cho cháu đích tôn là Triệu Hồ (con của Trọng Thủy).
Không có tài liệu cho biết mẹ của Triệu Hồ (tức Triệu Văn Vương) là ai, theo sách Thiên Nam ngữ lục, mẹ của Triệu Văn Vương chính là công chúa Mỵ Châu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?