Năm tồi tệ nhất sắp xảy ra: Rò rỉ 'tiên tri' đáng sợ về thế giới - Đừng chủ quan!
Hành vi 'tắm kiến' kỳ quái của loài quạ / Con vật duy nhất có chất thải hình lập phương
Ảnh: Steve McGhee/Mercury Press
Trong đó có lời cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu vẫn chưa xảy ra cho đến năm 2050, khi đó, hàng triệu người trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với nạn đói kinh niên, hạn hán, bệnh tật. Đặc biệt hơn, khắp nơi trên thế giới sẽ phải đối mặt với bão lũ triền miên cùng những đợt nắng nóng, sóng nhiệt vô cùng khắc nghiệt.
Dự kiến, báo cáo 4.000 trang từ IPCC sẽ chỉ được công bố vào năm 2022, nhưng hãng AFP của Pháp đã có thông tin rò rỉ và lập tức đưa hôm thứ Năm 24/6.
Dự đoán kinh khủng năm 2050
Báo cáo của IPCC nói rằng sự nóng lên toàn cầu kéo dài khiến Trái Đất nóng hơn 1,5 độ C có thể gây ra 'hậu quả nghiêm trọng dần dần, kéo dài hàng thế kỷ' và trong một số trường hợp, 'hậu quả đó không thể đảo ngược'.
Theo báo cáo, những hậu quả này sẽ xuất hiện vào năm 2050 và có thể sẽ khiến:
- 130 triệu người trên toàn thế giới đối mặt với nạn đói kinh niên;
- 350 triệu người bị hạn hán;
- 420 triệu người nữa phải chịu những đợt nắng nóng khắc nghiệt và có khả năng gây chết người.
Báo cáo viết: 'Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra, nhưng chỉ vài thập niên nữa thôi, điều tồi tệ đó sẽ đến và hậu quả sẽ tác động lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu về cơ bản sẽ định hình lại cuộc sống trên Trái Đất trong những thập kỷ tới, ngay cả khi con người có thể chế ngự lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang làm hành tinh nóng lên này'.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hồi tháng 5/2021 đã đưa dự đoán khả năng 40% rằng Trái Đất sẽ vượt qua ngưỡng 1,5 độ C vào năm 2026.
Biến đổi khí hậu nhân tạo đang khiến Trái Đất ngày càng nóng lên. Ảnh: Getty
Sự nóng lên toàn cầu (Global Warming) sẽ gây nên một loạt hệ quả: Sự tan chảy của các tảng băng là một ví dụ về điều này (tảng băng Greenland, lớn thứ hai trên hành tinh, đã gần đạt đến điểm giới hạn không quay trở lại với 'tốc độ tan chảy nhanh'), điều này gây nên sự gia tăng nhanh chóng của mực nước biển - hệ quả là mực nước biển dâng lên đến hàng mét.
Loạt hệ quả này không chỉ tác động đến sinh vật mà hẳn nhiên, con người cũng sẽ phải hứng chịu: Viện Khoa học Australia khẳng định, nếu tình trạng ấm lên 1,5 độ C tiếp tục, hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới cuối cùng sẽ bị diệt vong vào năm 2025.
Đối với con người: Hàng triệu người sẽ phải đối mặt với nạn đói, thiếu nước, nắng nóng khắc nghiệt và thiên tai; Các thành phố ven biển cũng có nguy cơ cao nhất của biến đổi khí hậu, sẽ đe dọa hàng triệu người với lũ lụt và triều cường thường xuyên hơn.
Một đứa trẻ đang được nhân viên y tế đo lường trong khuôn khổ cuộc khảo sát về tình trạng suy dinh dưỡng ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào tháng 11 năm 2016. Ảnh: AFP/Getty
Báo cáo của IPCC cũng nêu rõ các điểm tới hạn có thể khiến hàng tấn carbon phun ra từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, làm tăng mức nhiệt của Trái Đất.
Giáo sư William Laurance, Giám đốc Trung tâm Khoa học Môi trường Nhiệt đới và Bền vững (TESS) tại Đại học James Cook (Australia), cho biết trong một tuyên bố: 'Một điều đáng sợ về các điểm tới hạn là chúng thường là' ẩn số không xác định '- những thay đổi môi trường đột ngột giáng xuống đầu con người.
Ví dụ, rừng nhiệt đới Amazon, nơi tôi làm việc, đã phải hứng chịu những đợt hạn hán kỳ lạ trong những năm gần đây. Những đợt hạn hán này đang được kích hoạt bởi biển Đại Tây Dương đặc biệt ấm áp khiến gió mang mưa bay ra khỏi rừng nhiệt đới — giết chết hàng trăm triệu cây và gây ra những trận cháy rừng nghiêm trọng.
'Không ai mong đợi loại hạn hán giết người mới này ở Amazon - nhưng nó đang hiện diện ở đây, bây giờ. Sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến những vùng lạnh giá trên thế giới. Nó cũng phá vỡ khí hậu và sinh thái của khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với những tác động nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta'.
Bản báo cáo đưa ra kết luận sơ bộ: Con người chúng ta cần sự thay đổi mang tính chuyển đổi hoạt động trên các quy trình và hành vi ở mọi cấp độ: Cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, thể chế và chính phủ. Chúng ta phải xác định lại cách sống và cách tiêu dùng của mình nếu muốn còn một tương lai ổn định'.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán